Đại học Harvard nhấn mạnh chủng tộc chỉ là một trong nhiều yếu tố xét đến trong quá trình tuyển sinh. Ảnh: A List Education. |
Cuộc khảo sát được thực hiện trước khi Tòa án Tối cao Mỹ đưa ra phán quyết về vấn đề này, liên quan các cáo buộc một số trường đại học phân biệt chủng tộc khi tuyển sinh.
Với 4.408 người trưởng thành tham gia trong khoảng thời gian 6-13/2, kết quả cho thấy 62% người được hỏi phản đối đưa yếu tố sắc tộc vào quyết định tuyển sinh - thông lệ thường được các trường cao đẳng, đại học Mỹ sử dụng để thúc đẩy sự đa dạng hóa sắc tộc.
Tỷ lệ phản đối trong những người theo đường lối Cộng hòa là 73%, trong khi tỉ lệ này bên Dân chủ là 46%. 67% người da trắng cũng đồng quan điểm này. Trong khi đó, chỉ 52% người trả lời thuộc nhóm sắc tộc thiểu số phản đối ưu ái.
Cũng theo cuộc khảo sát, 46% số người được hỏi cho rằng chính sách ưu ái thể hiện rõ ràng việc đối xử bất công với người da trắng. 49% người da trắng đồng tình với quan điểm trên, tương tự với 39% người thuộc nhóm thiểu số.
Trong khi đó, hầu hết người được hỏi không nghĩ các văn phòng tuyển sinh nên xem xét vấn đề chủng tộc. 58% cho biết họ ủng hộ các chương trình ưu tiên nhằm tăng sự đa dạng chủng tộc của sinh viên trong khuôn viên trường đại học.
Dự kiến,Tòa án Tối cao Mỹ sẽ đưa ra phán quyết về tính hợp pháp của chính sách tuyển sinh cân nhắc yếu tố chủng tộc tại Đại học Harvard và Đại học North Carolina (UNC) vào mùa xuân này.
Năm ngoái, hầu hết thẩm phán tại Tòa án Tối cao đã tỏ ra thông cảm đối với những lập luận chống lại chính sách ưu ái cho nhóm sắc tộc yếu thế.
Quyết định sắp tới của Tòa án Tối cao có thể gây nguy hiểm cho thực tiễn các đại học tại Mỹ thường có ưu ái nhằm tăng số sinh viên da màu và Tây Ban Nha.
Trước đó, nhóm Students for Fair Admissions (sinh viên đấu tranh cho tuyển sinh công bằng - PV) đã kiện UNC, cho rằng trường này phân biệt đối xử, chống lại người da trắng và người Mỹ gốc Á. Họ cũng khẳng định Đại học Harvard phân biệt đối xử với người Mỹ gốc Á.
Tuy nhiên, cả hai trường đều bác bỏ cáo buộc trên. Đại học Harvard và UNC nhấn mạnh chủng tộc chỉ là một trong nhiều yếu tố mà hai trường này xét đến trong quá trình tuyển sinh.
Nhiều người ủng hộ hành động của các trường khẳng định việc xem xét vấn đề chủng tộc trong tuyển sinh đại học là điều cần thiết để khắc phục tình trạng bất bình đẳng, đồng thời đảm bảo đa sắc tộc trong môi trường đại học.
Sách dành cho thời thanh xuân đã qua của bạn
Dành cho những độc giả muốn hoài niệm về một thời thanh xuân đã qua (hoặc chưa từng qua), mục Giáo dục trân trọng giới thiệu Ai đó chạy cùng ta, câu chuyện về tình yêu, về tuổi trẻ "tuột xích", về hành trình trưởng thành, đặt trong bối cảnh xã hội Israel hiện đại; hay Nắp biển, một lời tự sự của người ưa hoài niệm trong những khoảnh khắc cô đơn chỉ biết nhớ về những điều đã cũ; hoặc thân thuộc hơn, 8 bộ manga nổi tiếng về chủ đề thanh xuân.