Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Nhật bí mật đi khách sạn tình yêu trong dịch

Khi lệnh giãn cách khiến nhiều người cảm thấy ngột ngạt, giới sinh viên và nhân viên văn phòng Nhật Bản vẫn cố tìm cách đến khách sạn để có thời gian thân mật với người yêu.

Zing trích dịch bài đăng trên Atlas Obscura, đề cập đến chuyện các khách sạn tình yêu ở Nhật Bản đắt khách trong dịch Covid-19.

Trên tầng 7 của một khu nhà tại Nhật Bản, cặp khách nước ngoài cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với lễ tân của khách sạn tình yêu.

Phía sau bàn, một cánh tay vươn qua tấm rèm chắn, mò tìm thẻ tín dụng trên quầy. Chỉ đến khi cảm nhận trên mặt bàn không có gì, người này mới lúng túng bước ra, nói chuyện mặt đối mặt với khách.

Phía sau họ, một cặp vợ chồng trẻ người Nhật lặng lẽ đặt phòng, nhanh chóng chọn chủ đề cho căn phòng trên màn hình tự động.

Trong khi đại dịch Covid-19 khiến ngành du lịch của xứ hoa anh đào rơi vào tê liệt, mô hình khách sạn tình yêu lại càng thu hút nhiều khách hàng hơn, nhất là lúc giãn cách xã hội được áp dụng.

khach san tinh yeu nhat ban dong khach anh 1

Kín đáo, riêng rẽ, hạn chế tiếp xúc là những lý do khiến khách sạn tình yêu được yêu thích ở xứ hoa anh đào. Vào mùa dịch, nhiều người vẫn chọn đến các cơ sở này. Ảnh: The Guardian.

Thu hút khách du lịch trước dịch

Shishido, người điều hành một khách sạn tình yêu ở miền Bắc Nhật Bản, giải thích sự kín kẽ là điều tối quan trọng khi mở dịch vụ kinh doanh này.

Thông thường, những khách sạn tình yêu ở xứ hoa anh đào đề cao sự kín đáo. Chỉ có những vị khách quốc tế chưa quen với điều này mới yêu cầu trao đổi trực tiếp với nhân viên.

Các khách sạn này thường không có người quản lý. Khách đến chọn phòng, trả tiền bằng máy tự động và nhận chìa khóa. Điều này đảm bảo tính riêng tư cho các đôi.

"Người Nhật có xu hướng không công khai nhiều về đời sống tình dục. Vì vậy, khách sạn tình yêu là không gian để giải phóng ham muốn của họ”, Shishido nói.

khach san tinh yeu nhat ban dong khach anh 2

Không chỉ các đôi trong nước, khách du lịch cũng tìm đến khách sạn tình yêu với lời mời gọi mang tên "trải nghiệm nhất định phải thử ở Nhật". Ảnh: Reuters.

Khách sạn tình yêu bắt đầu bùng nổ từ khoảng những năm 1980, với ước tính có khoảng 30.000 cơ sở vào thập niên 2000. Nhưng giai đoạn sau đó, các khách sạn tình yêu bắt đầu suy giảm và rơi vào thời kỳ khó khăn. Dân số Nhật Bản đang già đi, đồng nghĩa với việc ít người trẻ muốn đến những nơi này hơn.

Trong những năm gần đây, khách sạn tình yêu ở Nhật Bản không chỉ có những cặp yêu nhau tìm đến mà còn thu hút những người khách du lịch tò mò.

Để tiếp cận đối tượng khách du lịch, nhiều cơ sở cố thay đổi cách thức hoạt động theo hướng thân thiện hơn. Một số nơi nhận phòng theo cách thông thường, không còn giữ thói quen chỉ gặp mặt khách khi họ gọi lễ tân trả phòng.

Liam, một du khách đến từ London (Anh), đã ở tại một khách sạn tình yêu giá rẻ ở Osaka vào tháng 2.

“Ai đó nói với tôi rằng đến khách sạn tình yêu là điều cần thiết khi đi thăm Nhật Bản. Phòng có giường cỡ lớn, máy hát karaoke, bể sục, bao cao su, mỹ phẩm miễn phí, máy bán đồ chơi tình dục tự động và đèn chiếu sáng theo tâm trạng. Lễ tân có vẻ ngạc nhiên khi chúng tôi muốn nói chuyện với một nhân viên”, anh nói.

khach san tinh yeu nhat ban dong khach anh 3

Khách sạn tình yêu ở Nhật Bản khá hiện đại với hệ thống check-in tự động, tránh tiếp xúc với nhân viên. Phòng ngủ sử dụng đèn đổi màu tùy theo tâm trạng của các đôi. Ảnh: Atlas Obscura.

Thử nghiệm đưa khách sạn tình yêu đến với khách nước ngoài có kết quả khá khả quan trước khi đại dịch xảy ra, với các bài đánh giá trực tuyến khen ngợi về tiện nghi phong phú, giá cả tương đối thấp. Ngoài ra, cũng có những phàn nàn về trang trí tồi tàn, không sạch sẽ và thiếu nhân viên nói tiếng Anh.

Trong khi đó, một số khách Nhật tỏ ra hoang mang trước những thay đổi để phục vụ cho khách du lịch. “Thật sự rất xấu hổ khi gặp người khác ở quầy lễ tân”, một người viết trên mạng.

Đi khách sạn tình yêu để bớt ngột ngạt

Trong đợt bùng phát dịch Covid-19, như mọi ngành nghề khác, khách sạn tình yêu ở Nhật Bản không tránh khỏi bị ảnh hưởng nặng nề.

Song, sau khi chính phủ nới lỏng lệnh phong tỏa và điều chỉnh theo mức bình thường mới, lượng đặt phòng khách sạn trong nước đã tăng lên 70% so với trước khi có dịch, mặc dù con số giảm trở lại khi làn sóng lây nhiễm thứ hai bùng phát.

Các báo cáo ban đầu cho thấy nhiều cơ sở hoạt động tốt trong giai đoạn khó khăn. Mọi người tìm đến chúng để thoát khỏi những nơi ở ngột ngạt hoặc cần che giấu gia đình, nhất là khi nhiều hàng quán, cơ sở vui chơi bắt buộc phải đóng cửa.

khach san tinh yeu nhat ban dong khach anh 4

Bên ngoài một khách sạn tình yêu ở Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: Japan Times.

Bất chấp cảnh báo lây nhiễm, nhiều người thuộc giới sinh viên và nhân viên văn phòng vẫn cố tìm cách đến khách sạn để có thời gian thân mật với người yêu.

Người phát ngôn của Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản cho biết các khách sạn trên khắp đất nước đã thực hiện các biện pháp an toàn mới, bao gồm “quét mã QR, miếng chắn nhựa tại bàn chào đón, kiểm tra nhiệt độ và tăng cường vệ sinh”.

Liam nhớ lại hồi tháng 2, anh từng thấy buồn cười khi nhân viên để đồ ăn, thức uống và trang phục mà anh đặt ở lối vào thay vì giao trực tiếp. “Lúc đó tôi cảm thấy thật ngớ ngẩn, nhưng nếu bây giờ quay lại, tôi sẽ cảm thấy khác”, chàng trai nói.

Sau nhiều tháng chôn chân ở Anh, Liam cho biết đã nhận thức được sự cần thiết của việc bảo vệ bản thân khỏi virus.

“Không tiếp xúc là điều tốt trong thời đại dịch bệnh. Thay vì cố biến các khách sạn tình yêu trở nên giống cơ sở truyền thống, có thể đại dịch sẽ thay đổi hướng du lịch và các khách sạn bình thường sẽ phải thay đổi để giống như khách sạn tình yêu”, anh cho biết.

Văn hóa sống gấp rút 'ppalli-ppalli' ở Hàn Quốc

Câu nói “ppalli-ppalli” (nhanh lên trong tiếng Hàn) phản ánh phong thái vội vã, khẩn trương, không được để lãng phí thời gian của người dân xứ kim chi.

Hiền Thy

Bạn có thể quan tâm