Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người phụ nữ được chữa triệt để sỏi mật qua da

Dù từng được mổ mở để lấy sỏi, bệnh nhân vẫn bị tái phát kèm các biểu hiện như đau tức bụng tăng dần, buồn nôn, ăn uống kém.

Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp (Hà Nội), vừa tiếp nhận bệnh nhân N.T.T., nữ, 90 tuổi, do sỏi mật tái phát, sỏi ống mật chủ.

Trước đó, bệnh nhân từng điều trị nhiễm trùng đường mật do sỏi ổn định, mổ mở lấy sỏi ống mật chủ và cắt ruột thừa. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các biểu hiện của căn bệnh này lại xuất hiện, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày.

Do đó, các bác sĩ tại bệnh viện đã chỉ định tán sỏi đường mật qua da cho bệnh nhân. Sau ca phẫu thuật với đường mổ chỉ 5 mm, bệnh nhân hiện dễ chịu, không còn đau, sức khỏe ổn định.

dieu tri soi mat triet de anh 1

Hình ảnh tán sỏi mật dưới da cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.

Với kỹ thuật này, phẫu thuật viên sẽ chọc một đường duy nhất dài khoảng 3-5 mm từ ngoài cơ thể xuyên qua da ngoài thành bụng vào đường mật trong gan. Qua can thiệp, các vị trí có sỏi sẽ được tán nhỏ, hút ra ngoài và bơm rửa lấy hết cặn sỏi.

Bác sĩ Lương Thành Đạt, khoa Ngoại Tổng hợp, đánh giá: "Tán sỏi đường mật qua da là phương pháp điều trị can thiệp ít xâm lấn, hiệu quả và thích hợp với các bệnh nhân cao tuổi, bệnh lý toàn thân và có tiền sử phẫu thuật nhiều lần. Nhờ đó, các nguy cơ biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng..., được kiểm soát tốt. Thời gian bệnh nhân hồi phục sau can thiệp cũng nhanh hơn".

Theo vị chuyên gia này, khoảng 10-15% dân số cả nước mắc bệnh sỏi mật, sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật trong gan... Nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm, bệnh nhân nặng có thể xuất hiện biến chứng nguy hiểm như viêm đường mật, viêm tụy cấp, viêm gan, áp-xe gan, ung thư đường mật, túi mật...

Người phụ nữ được phẫu thuật ung thư bằng robot hiện đại nhất thế giới

Bệnh nhân được phát hiện có tổn thương tại cổ tử cung tại Italy và chẩn đoán ung thư khi trở về Việt Nam.

Quốc Toàn

Bạn có thể quan tâm