Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người phụ nữ mắc bệnh dại sau khi bị mèo nhà nuôi cào

Ngày 27/11, Trung tâm Y tế thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết tại phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa vừa ghi nhận trường hợp không qua khỏi do bệnh dại.

Sau khi bị mèo cào, chị D. nghĩ mèo nhà nuôi nên không đi điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

Bệnh nhân là chị V.T.T.D. (sinh năm 1971, ngụ phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa). Người nhà cho biết ngày 25/5, chị V.T.T.D. bị mèo cào vào cẳng chân, xước da chảy máu nhẹ. Từ lúc bị mèo cào đến khi chị D. phát bệnh thì không bị động vật hay chó, mèo cắn lần nào nữa.

Sau khi bị mèo cào, chị D. nghĩ mèo nhà nuôi nên không đi điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Bản thân chị chưa tiêm phòng và con mèo cũng chưa được tiêm vaccine phòng dại.

Đến ngày 20/11, chị V.T.T.D. có biểu hiện sốt, đau họng, mệt mỏi nhưng vẫn đi làm bình thường. Đến ngày 23/11, nạn nhân mệt mỏi, cảm thấy khó thở, người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Bà Rịa. Tại đây, bệnh nhân được nhập viện nhưng chưa tìm ra nguyên nhân bệnh.

Đến khoảng 5 giờ ngày 24/11, chị V.T.T.D. cảm thấy khó thở tăng, bứt rứt, ho khạc nhiều, người nhà xin chuyển tuyến và nhập viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc 17 giờ 50 phút cùng ngày, nạn nhân tiếp tục chuyển tuyến đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh và được chẩn đoán bệnh dại không đặc hiệu (theo dõi dại cơn thể hung dữ).

Ngày 25/11, người nhà xin cho chị V.T.T.D. xuất viện về Bệnh viện Bà Rịa tiếp tục điều trị, với chẩn đoán bệnh dại - viêm cơ tim cấp. Sau đó, người nhà xin xuất viện và nạn nhân không qua khỏi cùng ngày.

Đáng chú ý, trong ngày 25/5, chị V.T. T. L. (sinh năm 1979) là em gái sống cùng nhà với chị V.T.T.D. cũng bị mèo cắn vào cẳng chân với vết cắn sâu, chảy máu nhiều. Con mèo tiếp tục cào vào cẳng chân bệnh nhân D. vết cào xước da chảy máu ít. Sau khi cắn và cào 2 người trên, con mèo đã bị tiêu hủy. Hiện sức khỏe chị L. bình thường và đã tiêm phòng dại mũi 1 ngày 25/11.

Trước tình hình trên, Trung tâm Y tế thành phố Bà Rịa phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, UBND, Trạm Y tế phường Long Tâm hướng đã dẫn trường hợp có tiếp xúc với ca bệnh theo dõi sức khỏe, tuân thủ lịch tiêm vaccine đúng ngày; hướng dẫn hộ gia đình nhốt tất cả chó, mèo trong nhà vào chuồng, theo dõi tình hình.

Cùng với đó, các bên liên quan tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về phòng, chống bệnh dại và tích cực tham gia tiêm phòng vaccine dại cho chó, mèo. Khi phát hiện chó, mèo có biểu hiện bất thường (hung dữ, lờ đờ, chảy nước dãi...) lập tức nhốt, cách ly và thông báo cho chính quyền địa phương, cán bộ thú y. Đặc biệt, người dân khi bị chó, mèo cắn phải đi tiêm vaccine phòng ngừa bệnh dại...

Tại sao tình dục lại thú vị

Khi bước vào một căn phòng toàn những người xa lạ, chúng ta có thể cảm nhận được ai gây ấn tượng với mình chỉ dựa vào hình thức bên ngoài, nhờ vào “sự hấp dẫn giới tính", bao gồm những dấu hiệu về tuổi tác, giới tính, tình trạng sinh sản và phẩm chất của mỗi cá nhân, cùng với đó là các đáp ứng kích thích được lập trình đối với những đặc tính tình dục và cả những đặc điểm khác nữa.

Những cái kết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan

Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn, vết cào của động vật mắc bệnh.

Người đàn ông không qua khỏi sau một năm bị mèo cắn

Người đàn ông ở Đồng Nai bị mèo cắn nhưng không đi tiêm vaccine. Sau một năm, ông phát triệu chứng bệnh dại và không qua khỏi.

Chó mèo liếm có thể lây truyền bệnh dại?

Thực tế thì bệnh dại còn có thể lây truyền từ nước bọt của động vật bị bệnh qua vết cào hoặc vết liếm vào vùng da có vết thương hở hoặc trầy xước của con người.

https://baotintuc.vn/y-te/ghi-nhan-truong-hop-tu-vong-do-bi-meo-cao-tai-thanh-pho-ba-ria-20241127102332632.htm

Hoàng Nhị / Báo Tin Tức

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm