Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người phụ nữ ở Đà Nẵng có 'phổi trong phổi' hiếm gặp

Bệnh nhân đi khám tình cờ phát hiện có phổi biệt lập trong phổi với kích thước lớn. Các bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng cho biết đây là ca bệnh hy hữu.

Bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực xem hình ảnh phổi bệnh nhân trên phim. Ảnh: BVCC.

Ngày 9/1, các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết vừa phẫu thuật nội soi cắt một phần thùy dưới phổi trái cho bệnh nhân có phổi trong phổi kích thước lớn và hiếm gặp.

Bệnh nhân là bà V.T.T., 58 tuổi, ngụ TP Đà Nẵng. Trước đó, bà T. đi khám và được phát hiện có khối tổn thương ở thùy dưới phổi trái.

Qua thăm khám và chụp CT lồng ngực, các bác sĩ phát hiện khối tổn thương này được nuôi dưỡng bởi một nhánh động mạch xuất phát từ động mạch chủ ngực.

Bệnh nhân được chẩn đoán phổi biệt lập trong thùy dưới phổi trái. Các bác sĩ lập tức chỉ định phẫu thuật để cắt phần phổi biệt lập bằng phương pháp nội soi lồng ngực.

Ê-kíp khoa Ngoại lồng ngực đã cắt bỏ nhánh động mạch xuất phát từ động mạch chủ ngực, nuôi dưỡng cho phần phổi biệt lập và cắt bỏ trọn vẹn tổn thương. Đồng thời, các bác sĩ đã bảo tồn được thùy dưới phổi trái cho bệnh nhân mà không xảy ra biến chứng gì.

Sau mổ 5 ngày, bệnh nhân ổn định và được xuất viện.

phoi trong phoi hiem gap anh 1

Bác sĩ thăm khám lại cho bệnh nhân sau 5 ngày phẫu thuật cắt phổi biệt lập. Ảnh: BVCC.

Bác sĩ Thân Trọng Vũ, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết đây là ca bệnh hiếm gặp, đồng thời cũng là một phẫu thuật khó và phức tạp.

Động mạch nuôi dưỡng cho phổi biệt lập trên người bệnh có đường kính lớn, xuất phát từ động mạch chủ ngực, có biểu hiện vôi hóa, dễ vỡ gây chảy máu nên các bác sĩ phải tỉ mỉ, cẩn thận.

Bác sĩ Vũ cho hay phổi biệt lập là tổn thương bẩm sinh bất thường ở phổi. Đây là bệnh hiếm gặp, tỷ lệ mắc khoảng trong 1/8.300-35.000 trẻ.

Trong các tổn thương dị dạng đường thở hay phổi bẩm sinh, phổi biệt lập chiếm tỷ lệ 0,15-6,4%.

Tại Bệnh viện Đà Nẵng, 10 năm nay mới gặp một trường hợp phổi biệt lập. Thông thường, phổi biệt lập được phát hiện ở trẻ nhỏ.

Với người trưởng thành, việc phát hiện phổi biệt lập không có triệu chứng rất hiếm gặp, chỉ được phát hiện tình cờ khi tầm soát chẩn đoán liên quan đến một số bệnh.

Việc điều trị phổi biệt lập chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ phần phổi không có chức năng. Nếu bệnh diễn biến có triệu chứng như viêm phổi hay áp xe, việc điều trị sẽ khó khăn hơn, thậm chí phải cắt bỏ cả thùy phổi có chứa phổi biệt lập, gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của bệnh nhân sau này.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Cận cảnh ca phẫu thuật nâng mũi kéo dài 4 giờ ở TP.HCM

Ca phẫu thuật của cô gái được bác sĩ nhận định là "khó" vì sống mũi quá thấp, có thể dẫn đến thiếu da nếu nâng lên quá cao.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm