Theo Báo Nghệ An, người phụ nữ này bị viêm cơ tim cấp, biến chứng sốc tim có rối loạn nhịp nặng, viêm phổi sau mắc Covid-19 bằng ECMO.
Trước đó, ngày 21/3, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An, tiếp nhận bệnh nhân Đ.T.L., sinh năm 1975, được chuyển lên từ Bệnh viện Đa khoa TP Vinh. Lúc này, bà L. được chẩn đoán viêm phổi ARDS, viêm cơ tim hậu Covid-19 ngày thứ 10. Bà có tiền sử nhiễm nCoV từ ngày 1/3.
Sau khi tự theo dõi sức khỏe tại nhà, đến ngày 8/3, bệnh nhân test nhanh có kết quả âm tính. Bà L. không có bệnh lý nền.
Khi điều trị tại khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An, bà L. đã được đặt nội khí quản, thở máy, kháng sinh, lọc máu liên tục, vận mạch trợ tim. Đến ngày 24/3, tình trạng của bệnh nhân chuyển biến xấu, xuất hiện rối loạn nhịp nặng, suy tim tiến triển. Bà L. đã được chụp mạch vành và không có tổn thương, đặt máy tạo nhịp tạm thời, chuyển về hồi sức điều trị tiếp. Ngày 25/3, tình trạng suy tim của bệnh nhân diễn biến nguy kịch, rối loạn nhịp nặng.
Hiện tại sức khỏe của bệnh L. ổn định, qua cơn nguy kịch và chờ xuất viện. Ảnh: Báo Nghệ An. |
Trước diễn biến nghiêm trọng, nguy cơ bệnh nhân tử vong cao, khoa Hồi sức Tích cực đã hội chẩn toàn viện, do PGS.TS Nguyễn Văn Hương, Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An, chủ trì, cùng với sự tham vấn của các chuyên gia trung tâm hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, Viện Tim mạch Việt Nam.
Nữ bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm cơ tim biến chứng sốc tim có rối loạn nhịp nặng, viêm phổi hậu Covid-19. Bà được chỉ định điều trị bằng kỹ thuật ECMO VA. Đây là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống ở các bệnh nhân suy tuần hoàn. Với nguyên lý hoạt động tương tự máy tim phổi nhân tạo, ECMO sẽ giúp duy trì sự sống cho người bệnh, đồng thời tạo thời gian cho tim được nghỉ ngơi và hồi phục.
Sau đó, bà L. được đặt ECMO VA, lọc máu liên tục, kháng sinh, kiểm soát huyết áp, chống đông theo ECMO, điều chỉnh điện giải, bilan dịch, dinh dưỡng, bù albumin, truyền khối hồng cầu, tiểu cầu, hội chẩn liên viện, siêu âm đánh giá chức năng tim.
Sau đó, sức khỏe của người bệnh tiến triển tốt dần lên. Sau 5 ngày điều trị tích cực, bà L. cai ECMO, ngừng thở máy, rút được máy tạo nhịp tạm thời.
Hiện tại, chức năng tim của bà hồi phục tốt, hô hấp ổn định, toàn trạng tốt lên và dự kiến có thể ra viện những ngày tới.
Đây là ca can thiệp ECMO thứ hai được thực hiện tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An.
Viêm cơ tim là tình trạng viêm các tế bào cơ tim và biến chứng nguy hiểm thường gặp là rối loạn nhịp thất, đợt suy tim cấp tính nặng thậm chí sốc tim gây tử vong. Nguyên nhân được thống kê chủ yếu là do virus (chiếm >50% số ca bệnh, tổn thương cơ tim không chỉ do độc tố từ chính virus mà còn bắt nguồn từ chính sự phản ứng của cơ thể trước tác nhân vi sinh này).
Viêm cơ tim do SARS-CoV-2 cũng được mô tả tương tự nhóm bệnh do căn nguyên virus, đa dạng và không đặc trưng bởi bất kỳ triệu chứng nào.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.