Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người thân che giấu tội phạm chỉ bị xử nhẹ

Đó là quan điểm của Chính phủ được thể hiện trong dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi), được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 7/4.

Theo ông Cường, một trong những sửa đổi căn bản trong nội dung Bộ luật hình sự lần này được Chính phủ đề xuất là “vấn đề trách nhiệm hình sự đối với hành vi che giấu tội phạm của những người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội)”.

Cả gia đình cùng vào tù vì che giấu cho kẻ giết người

Biết người thân của mình phạm tội, gia đình Quý đã tích cực giúp sức cho anh ta trốn tránh pháp luật, hậu quả là cả nhà phải ra hầu tòa.

 

Giảm nhẹ hình phạt

Tuy nhiên, vấn đề này còn những quan điểm khác nhau. “Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, trên cơ sở cân nhắc tính đặc thù của mối quan hệ gia đình cũng như tâm lý, truyền thống đạo lý của nước ta thì chỉ nên giới hạn phạm vi trách nhiệm hình sự đối với hành vi che giấu tội phạm trong một số tội phạm” - ông Cường cho biết.

"Theo đó, người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp che giấu một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (ví dụ: các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác, tội phạm về ma tuý, tội phạm về chức vụ...)".

Trong khi đó, loại ý kiến thứ hai cho rằng che giấu tội phạm là hành vi tích cực, cố ý.

“Hành vi che giấu có thể là tiêu hủy chứng cứ, xóa dấu vết tội phạm, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra tội phạm. Vì vậy, Bộ luật hình sự hiện hành không loại trừ trách nhiệm hình sự về hành vi che giấu tội phạm đối với những người thân của người phạm tội là phù hợp.

Tuy nhiên, trong xu hướng nhân đạo, trên cơ sở cân nhắc yếu tố truyền thống đạo lý thì cần thiết bổ sung quy định về việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội” - ông Cường cho hay.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường.

Vẫn theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường: “Chính phủ thấy rằng trên tinh thần nhân đạo, có tính đến yếu tố truyền thống đạo lý gia đình và mối quan hệ đặc biệt, gắn bó giữa những người ruột thịt trong gia đình, Bộ luật hình sự cần có quy định hạn chế phạm vi trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi che giấu tội phạm của người thân trong gia đình”.

“Trên tinh thần đó, dự thảo bộ luật thể hiện theo hướng người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác” - ông Cường nói.

Không tố giác thì không có tội?

Lập luận tương tự cũng được Chính phủ áp dụng với vấn đề trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của những người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội), người bào chữa.

Loại ý kiến thứ nhất cho rằng cần sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 22 của Bộ luật hình sự hiện hành theo hướng quy định người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội và người bào chữa của họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác bất kỳ tội phạm nào.

Theo loại ý kiến thứ hai, nên giữ như quy định hiện hành. Theo đó, người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tội mà họ không tố giác không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc một số tội đặc biệt nghiêm trọng khác được Bộ luật hình sự quy định.

Chính phủ cho rằng xuất phát từ truyền thống quan hệ gia đình Việt Nam cũng như yêu cầu về hoạt động bào chữa, cần mở rộng diện các trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm đối với người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội, đồng thời bổ sung người bào chữa của người phạm tội.

Thảm án đi qua, nước mắt vẫn rơi ở gia đình Lê Văn Luyện

“Từ ngày mấy bố con nó bị bắt, nhà tôi chẳng còn được cảm giác vui vẻ. Vợ chồng tôi cùng đứa con gái thiểu năng trí tuệ giờ sống trông cậy vào mảnh ruộng”, ông Ngà buồn bã.

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150407/nguoi-than-che-giau-toi-pham-chi-bi-xu-nhe/730712.html

Theo Lê Kiên/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm