Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại Việt Nam, rừng đặc dụng và phòng hộ phân bố đều các tỉnh, thành phố với 54/63 tỉnh thành có khu rừng đặc dụng, và 59/63 tỉnh có rừng phòng hộ.
Trong đó, nơi có diện tích rừng đặc dụng lớn nhất là Đắk Lắk với 227.818 ha, chiếm gần 10% cả nước và nhỏ nhất là Bạc Liêu với 248,8 ha, chiếm 0,01%.
Tỉnh có diện tích rừng phòng hộ lớn nhất là Nghệ An với 291.071 ha, chiếm 6,3% cả nước và nhỏ nhất là Bắc Ninh có 530 ha.
Rừng đặc dụng được chia thành 3 loại: Khu bảo tồn thiên nhiên (giữ nguồn gen động vật và thực vật): Có thể mở cửa phục vụ nghiên cứu khoa học, không khuyến khích phục vụ du lịch và các nhu cầu văn hoá khác. Vườn quốc gia: Có giá trị bảo vệ thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích văn hóa, phục vụ tham quan, du lịch. Rừng văn hóa - lịch sử - môi trường: Sở hữu di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh được xếp hạng, có giá trị thẩm mỹ hoặc bảo vệ môi trường, phục vụ tham quan, du lịch, giải trí, nghỉ ngơi, nghiên cứu khoa học. |
Rừng phòng hộ được chia thành 4 loại: Rừng phòng hộ đầu nguồn: Điều tiết nguồn nước để hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ... Rừng phòng hộ ngăn tác hại do gió, bão: Chắn cát để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, đường giao thông,... thường tập trung chủ yếu ở ven biển. Rừng phòng hộ ngăn sóng: Bảo vệ công trình ven biển, cố định bùn cát lắng đọng để hình thành đất mới. Rừng thường mọc tự nhiên hoặc được gây trồng ở cửa các dòng sông. Rừng phòng hộ được trồng xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp, đô thị: Điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái trong các khu vực đó. |
Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, trong thời điểm 2016-2019, Việt Nam bị thiệt hại 7.283 ha diện tích rừng, trung bình mỗi năm mất 2.430 ha. Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc cũng nhận định nước ta là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hiện tượng thiên tai, bão lũ do mất rừng. |
Mất rừng đặc dụng và rừng phòng hộ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Động thực vật mất đi môi trường sống tự nhiên, gây đảo lộn hệ sinh thái. Không còn cây để giữ nước, lũ lụt ngày càng nhiều và mạnh hơn, đẩy con người vào cảnh mất nhà cửa, nông nghiệp, thuỷ hải sản… dẫn đến đói nghèo. Người dân ở các đô thị cũng phải chịu cảnh phố xá ngập nước mỗi mùa mưa, cùng giá cả thực phẩm tăng vọt. |
Sau thành công của chiến dịch Phủ xanh Việt Nam 2019, nhãn hàng OMO thuộc Công ty TNHH Quốc tế Unilever tiếp tục kết hợp cùng các đối tác tổ chức sự kiện trồng cây trên cả nước để tổ chức chiến dịch Lấm bẩn vì những màn chắn xanh Việt Nam. Người tiêu dùng có thể trực tiếp đóng góp cho các cánh rừng tại Việt Nam, bằng cách mua sản phẩm OMO tại hệ thống siêu thị Coopmart. Với mỗi sản phẩm đã mua, bạn sẽ đóng góp 5.000 đồng vào quỹ Vững vàng Việt Nam của Công ty TNHH Quốc tế Unilever. Hành động nhỏ có thể mang lại lợi ích lớn, độc giả có thể tham gia đóng góp mầm xanh cho chiến dịch tại đây, cùng nhau giúp đỡ những cánh rừng Việt Nam. |