Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người trẻ châu Á bị ngó lơ

Nhiều người trẻ đến từ các nước châu Á cảm thấy cô đơn khi không thể chia sẻ vấn đề tâm lý với gia đình hoặc bị phân biệt đối xử lúc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Lovely Dizon (26 tuổi) từng trải qua khủng hoảng tinh thần khi bác sĩ không tin lời cô nói về vấn đề sức khỏe tình dục.

Không chỉ Dizon, bố mẹ cô cũng luôn phải nhờ con gái bênh vực trong các cuộc hẹn với bệnh viện vì mọi người thường nhầm tưởng đôi vợ chồng người Philippines không nói được tiếng Anh.

Mẹ cô là nha sĩ, còn bố làm thợ điện, cả gia đình đã sống ở New Zealand được 23 năm.

Những lần bị phân biệt đối xử như vậy khiến cô gái 26 tuổi cảm thấy do dự khi tìm kiếm sự giúp đỡ để thoát khỏi chứng lo âu và rối loạn ăn uống ở trường học.

Một nghiên cứu của Dizon đã chỉ ra rằng 1/5 học sinh gốc Á không được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi cần thiết, khiến các em có nguy cơ cao mắc các vấn đề về thể chất và tinh thần, NZ Herald đưa tin.

Nguoi tre chau A bi ngo lo o New Zealand anh 1

Nhiều người châu Á cảm thấy lạc lõng khi không ai muốn lắng nghe vấn đề của họ. Ảnh: Pew Research Center.

Người trẻ đến từ các nước Đông Á có xu hướng bỏ bê việc khám bệnh vì không đủ điều kiện, bị bắt nạt ở trường hoặc ít thời gian dành cho gia đình.

Còn với sinh viên Nam Á, họ luôn cảm thấy thiếu an toàn khi ở gần hàng xóm hoặc ngại chia sẻ về nỗi lo cá nhân với người thân.

“Các bạn trẻ cần có khả năng trao đổi thẳng thắn về các vấn đề sức khỏe với gia đình. Vì việc tự giải quyết một mình có thể dẫn đến hậu quả tồi tệ hơn”, Roshini Peiris-John, trưởng nhóm nghiên cứu kiêm phó giáo sư của Đại học Auckland, nói.

Peiris-John cho biết nhiều gia đình di cư đến một quốc gia khác thường gặp áp lực phải làm việc chăm chỉ và không được phản kháng trước sự bất công.

Theo NZ Herald, người châu Á được dự đoán sẽ trở thành nhóm cư dân lớn thứ hai ở New Zealand vào năm 2030.

Nguoi tre chau A bi ngo lo o New Zealand anh 2

Sinh viên gốc Á sống ở nước ngoài thường đối mặt với nhiều vấn đề gây căng thẳng. Ảnh: Open Access Government.

Một báo cáo năm 2019 được công bố trên Tạp chí Y khoa New Zealand cho thấy thanh niên châu Á thường trải qua áp lực phải duy trì hình tượng kiểu mẫu khi nhiều thế hệ đi trước có sự nghiệp thành công và không bị tác động bởi các tác nhân gây căng thẳng.

Hơn nữa, nhu cầu về sức khỏe tinh thần của họ thường bị che giấu bởi những định kiến khi tiếp cận dịch vụ chăm sóc.

Nghiên cứu này khuyến nghị việc thành lập nhóm hỗ trợ các gia đình tìm hiểu hệ thống chăm sóc sức khỏe của New Zealand và trau dồi thêm kiến thức văn hóa cho những nhà cung cấp dịch vụ y tế.

“Tôi nghĩ không ai muốn mình bị phân biệt đối xử. Điều quan trọng cần làm là phải loại bỏ thành kiến với người trẻ châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe”, Peiris-John nhận định.

Riêng với Dizon, cô không còn thấy khó chịu khi bị ngó lơ ở phòng khám. Thay vào đó, với những kinh nghiệm của mình, cô đã tham gia vào nghiên cứu để tạo ra tác động tích cực.

“Những gì tôi làm là để giúp đỡ người trẻ châu Á nhận được sự hỗ trợ mà họ cần”, Dizon nói.

Giấc mơ du học Nhật Bản tan thành mây khói

Adeline Leng (26 tuổi, Singapore) dự kiến nhập học tại một trường ngoại ngữ ở Nhật Bản vào tháng 4/2021. Thế nhưng, cô chưa thể nhập cảnh vì lệnh kiểm soát biên giới nghiêm ngặt.

Thảo Ngân

Bạn có thể quan tâm