2 năm trước, Linh Chi (29 tuổi, Hà Nội) là thành viên cốt cán trong một group chuyên về chăm sóc da với hàng chục nghìn thành viên. Cô được biết đến nhiều bởi sự am hiểu về các thành phần có trong sản phẩm skin care dù là dân “ngoại đạo” ngành y.
Linh Chi cho biết: “Tôi mê skin care, thích tìm hiểu về các sản phẩm nên chịu khó đọc nhiều tài liệu rồi thuộc luôn tính chất, công dụng của từng thành phần. Với các sản phẩm chứa bảng thành phần tốt, tôi đều muốn thử dùng lên da nên có những thời điểm, chu trình dưỡng da của tôi đến 10 bước. Sau một thời gian, làn da ‘bội thực’ và gặp một số vấn đề về kích ứng, tôi mới giật mình nhận ra và dừng lại để điều chỉnh”.
Theo đó, Chi học cách đọc vị làn da, cảm nhận các vấn đề đang gặp phải rồi chọn lọc sản phẩm phù hợp. Cô nhận ra việc bổ sung cho da thật nhiều thành phần chăm sóc tốt là chưa đủ. Điều quan trọng là bổ sung đúng và cần loại bỏ các hóa chất có khả năng gây kích ứng. Đó là lý do cô theo đuổi skinimalism - chăm sóc da tối giản.
Lợi ích từ phương pháp skinimalism
Thuật ngữ skinimalism được ghép từ 2 từ “skin care” - dưỡng da và “minimalism” - chủ nghĩa tối giản. Theo Báo cáo dự đoán xu hướng năm 2021 của Pinterest, chăm sóc da tối giản là việc loại bỏ các quy trình chăm sóc (và trang điểm) nhiều bước, giảm số lượng sản phẩm, thành phần hoạt tính trong mỹ phẩm hàng ngày, dùng sản phẩm đa năng để giảm áp lực, giúp da thông thoáng, hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Thực tế, xu hướng skinimalism đã xuất hiện trên thế giới và tiếp cận cộng đồng làm đẹp Việt từ nhiều năm trước, nhưng chưa được ưa chuộng như hiện tại. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí hay việc đeo khẩu trang mỗi ngày do ảnh hưởng từ dịch Covid-19… khiến nhu cầu dưỡng da ngày càng thiên về hướng tối giản trong thành phần.
“Không phải cứ bôi lên mặt nhiều hoạt chất tốt thì da càng rạng rỡ. Cái gì quá dư thừa cũng gây phản ứng ngược. Cung cấp quá mức có thể khiến da dư ẩm hoặc bít tắc lỗ chân lông dẫn đến kích ứng, mẩn đỏ hay nổi mụn. Về lâu dài, sử dụng quá nhiều hoạt chất cường độ cao có thể làm hỏng hàng rào bảo vệ da và gây khó khăn trong việc điều trị các vấn đề như nếp nhăn, tăng sắc tố da và nhiều hơn nữa”, Thu Trang (30 tuổi, Hà Nội) - thành viên tích cực theo đuổi skinimalism - chia sẻ.
Skinimalism cũng là giải pháp cho những ai không có nhiều thời gian skin care, hay chịu áp lực từ công đoạn dưỡng da tưởng chừng là “relax time”. Theo một thống kê, nếu bạn dành 60 phút mỗi ngày cho việc skin care, thì đến năm 70 tuổi sẽ tốn 2 năm cuộc đời (tính từ năm 18 tuổi). Tối giản quá trình này, bạn có thêm 2 năm để làm các việc mình thích. Thêm vào đó, bạn sẽ tiết kiệm một phần không nhỏ chi phí làm đẹp hàng năm, khi dùng ít sản phẩm hơn.
Giải pháp phục hồi hàng rào bảo vệ da sau 7 ngày
Tập trung vào việc khắc phục nhược điểm, cải thiện vấn đề da với các thành phần cơ bản và cần thiết nhất, hạn chế tối thiểu hương liệu hay hóa chất, phương pháp skinimalism giúp làn da nhận được sự chăm sóc dịu nhẹ nhất mà vẫn đạt hiệu quả tối ưu. Đây cũng là điều mà mọi làn da, đặc biệt là da nhạy cảm rất cần trên hành trình nuôi dưỡng và phục hồi.
Để bắt đầu xây dựng chu trình chăm sóc da nhạy cảm theo xu hướng skinimalism, điều quan trọng đầu tiên là phục hồi và nuôi dưỡng hàng rào bảo vệ da. Dựa trên các nghiên cứu khoa học chuyên sâu giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da, cùng kinh nghiệm 75 năm trong ngành dược mỹ phẩm và 550 nghiên cứu lâm sàng thực hiện với da nhạy cảm trong suốt 5 năm, Cetaphil đã mang đến các sản phẩm chăm sóc da chuẩn khoa học dịu lành, phù hợp với “skinimalism”.
Theo đó, Cetaphil công thức khoa học dịu lành mới của hãng sở hữu bảng thành phần tối giản: Không paraben, không sulfate, không xà phòng, không hương liệu, không dầu khoáng và có độ pH 4.5-5.0 tối ưu cho da nhạy cảm.
Lý giải từ Cetaphil, việc không chứa paraben giúp người dùng giảm nguy cơ ảnh hưởng đến hormone hay các triệu chứng dị ứng như mẩn đỏ, kích ứng, ngứa và bong da, tổ ong. Loại bỏ hoạt chất tạo bọt sulfate hay xà phòng trong sữa rửa mặt cũng giúp làn da nhạy cảm khỏe mạnh hơn, do sulfate dễ gây khô da và bào mòn hàng rào bảo vệ tự nhiên.
Còn hương liệu nhân tạo được mệnh danh là “kẻ thù” của da nhạy cảm, dễ gây nên tình trạng kích ứng, thậm chí làm suy yếu các tầng da bên trong. Dầu khoáng với khả năng giữ ẩm tốt có nguy cơ gây ra tình trạng bết dính, bít tắc lỗ chân lông, dị ứng với da nhạy cảm.
Không chỉ vậy, sản phẩm còn có chứa Sodium Cocoyl Isethionate - thành phần làm sạch từ gốc dầu dừa lành tính nhất theo thang điểm EWG. Đây là một trong những loại axit béo lành tính cho da nhạy cảm bởi nó đóng vai trò như chất hoạt động bề mặt, tạo cảm giác ẩm ướt, mềm mịn cho da sau khi rửa và không gây tổn thương hàng rào bảo vệ da.
Có thể thấy, việc tối giản bảng thành phần cũng như bổ sung thêm hoạt chất làm sạch lành tính giúp Cetaphil khoa học dịu lành mới trở nên an toàn tối đa với mọi làn da. Cetaphil còn là nhãn hiệu số 1 tại Mỹ được bác sĩ da liễu khuyên dùng cho da nhạy cảm (theo khảo sát của IQVIA, ProVoice Survey, công bố 11/5/2021).
Song song đó, sản phẩm kết hợp 3 dưỡng chất gồm glycerin, niacinamide, panthenol, hỗ trợ sản sinh 15 loại ceramides tự nhiên, giúp củng cố và phục hồi hoàn toàn chức năng hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh sau 7 ngày.
Cụ thể, niacinamide (vitamin B3) giúp kháng viêm, giảm đỏ và giảm tình trạng tăng sắc tố. Panthenol (vitamin B5) là dưỡng chất làm mịn da giúp cải thiện da khỏi tình trạng khô và thô ráp, làm dịu da, kháng viêm, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Hoạt chất giúp cấp ẩm sâu cho da glycerin giúp hydrat hóa lớp sừng, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
Trên hành trình theo đuổi skinimalism, việc thấu hiểu làn da đóng vai trò quan trọng. Chỉ khi biết da cần gì, bạn mới có thể áp dụng phương pháp “dùng ít, hiệu quả nhiều” một cách hiệu quả và giúp vẻ đẹp tự nhiên được tỏa sáng.
Độc giả tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm tại đây.