Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Người trẻ Trung Quốc không dám sinh thêm con vì thiếu người chăm

Việc không có người chăm sóc con cái là yếu tố chính cản trở việc sinh con của người trẻ tại Trung Quốc.

"Đoàn tụ rồi", đêm giao thừa ngày 21/1, Zou Jing Jing, một bà mẹ 3 con ở Bắc Kinh (Trung Quốc), đã chia sẻ trên mạng xã hội bức ảnh đoàn tụ cùng các con.

Zou Jing Jing là nhân viên bảo hiểm và đang nuôi dạy 3 người con. Tháng 11/2020, khi con gái lớn gần 4 tuổi, Zou sinh đôi hai cậu con trai. Gia đình chị từ đó trở nên náo nhiệt hơn. Nhưng vì có thêm con, những rắc rối về việc ai sẽ trông con, chăm sóc chúng như thế nào cũng theo đó xuất hiện.

Sau khi bàn bạc, cả nhà quyết định để ông bà ngoại lo việc ăn uống của các cháu, những việc còn lại sẽ do ông bà nội lo. Việc chăm sóc các cháu được phân công rất rõ ràng.

dan so Trung Quoc giam anh 1

Gia đình chị Zou Jing Jing có ba con nhỏ nên nuôi dạy khá vất vả. Ảnh: NVCC.

Nhưng với 3 trẻ em và 6 người lớn, căn hộ 3 phòng ngủ rộng chưa đầy 100 m2 trở nên chật chội.

"Nhìn hai bố mẹ tuổi đã lớn, vì nhường các cháu mà phải ngủ ngoài phòng khách, tôi thấy rất xót xa", chị Zou Jing Jing chia sẻ, đồng thời cho biết thêm gia đình chị mỗi ngày đều rất bận rộn, việc chăm sóc cả 3 con một lúc mang đến gánh nặng rất lớn.

Sau nhiều lần bàn bạc với gia đình, chị quyết định để bà nội đưa cặp song sinh về quê ở Hà Bắc chăm sóc, cả gia đình chia làm hai “mặt trận chiến đấu" Bắc Kinh - Hà Bắc.

dan so Trung Quoc giam anh 2

Nhiều gia đình trẻ ở Trung Quốc không dám sinh thêm con vì thiếu người chăm con. Ảnh minh họa: Pexels.

Không dám sinh nhiều con

Giữa tháng 1/2023, Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố dân số Trung Quốc vào cuối năm 2022 là hơn 1,4 tỷ người, giảm 850.000 người so với cuối năm 2021. Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm nay, dân số Trung Quốc có mức tăng trưởng âm.

Điều đáng chú ý là tỷ lệ sinh năm 2022 của Trung Quốc chỉ bằng 53% so với năm 2016. Kết quả cuộc khảo sát trong nước được công bố trong buổi họp báo tháng 8/2022 của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc cũng cho thấy việc không có người chăm sóc con cái là yếu tố chính cản trở việc sinh nở.

Nói về những vấn đề xoay quanh việc sinh con, chị Li Xiao, một người mẹ có con trai 2 tuổi, cho biết nhiều gia đình trẻ không dám sinh con vì sợ không có ai chăm con. Không ít bạn bè của chị Li mong sinh thêm con thứ 2, thứ 3 nhưng không dám vì hiện nay, nuôi một con đã đủ khó khăn, vất vả.

Trước Tết Nguyên đán năm 2023, China Youth Daily đã đến thăm nhà chị Li Xiao. Nhìn cậu bé Xi Xi 2 tuổi hoạt bát đáng yêu, chạy nhảy, vui đùa không biết mệt, vợ chồng chị Li Xiao rất vui mừng. Nhưng hiện tại, chị cùng chồng là anh Chen Yi Ran lại phải đau đầu suy nghĩ xem ai sẽ chăm sóc con.

Nhà chồng còn công việc làm ăn, bố mẹ đẻ sức khoẻ yếu, hai ông bà khó có thể gồng gánh được việc chăm sóc cháu. Vợ chồng chị đành gửi gắm hy vọng tới các cơ sở trông trẻ và bảo mẫu chăm trẻ. Nhưng lúc đó con còn quá nhỏ, nhà trẻ không nhận cháu. Thời gian đó, Li Xiao vừa tìm bảo mẫu vừa chăm con. "Thật sự là mệt bở hơi tai”, chị chia sẻ.

Li Hua Xi, một ông bố 9X, cũng rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan như vậy. Đối với anh, việc đưa mẹ và mẹ vợ đã ngoài 50 tuổi lên Bắc Kinh chăm sóc cậu con trai hơn hai tuổi là điều không thể.

"Hồi mới lên Bắc Kinh thuê nhà, tôi đã tìm kiếm các cơ sở chăm sóc trẻ em gần nhà, nhưng trong vòng 2 km đổ lại, hầu như chẳng có cơ sở nào", Li Hua Xi nói, đồng thời cho biết do toàn bộ thu nhập của gia đình đều đến từ tiền lương. Anh Li Hua Xi cho rằng chi phí gửi trẻ không nên vượt quá 30% tổng thu nhập của gia đình.

dan so Trung Quoc giam anh 3

Anh Li Hua Xi cũng đau đầu khi tính đến chuyện chăm con trai. Ảnh: NVCC.

Bài toán chi tiêu khi nhà có con nhỏ

Để giảm bớt áp lực chăm sóc cháu của ông bà, chị Zou Jing Jing bắt đầu tìm nhà trẻ khi cặp song sinh được 20 tháng tuổi. Dựa trên thu nhập của gia đình, chị chọn một nhà trẻ với mức phí hàng tháng là 9.800 nhân dân tệ (tương đương 1.400 USD).

"9.800 nhân dân tệ chỉ là chi phí cho một đứa trẻ, tôi có hai con nên con số này tăng lên gấp đôi", người mẹ cho biết.

Khoản tiền gửi trẻ hàng tháng lên đến gần 20.000 nhân dân tệ (tương đương 2.890 USD) khiến gia đình Zou Jing Jing thực sự không xoay xở nổi.

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, chị quyết định để mẹ chồng đưa hai con trai sinh đôi về quê ở Thạch Gia Trang học mẫu giáo. Đến cuối tuần, gia đình Zou Jing Jing lại đưa con gái về quê ở với bà ngoại và đưa cặp song sinh lên Bắc Kinh để chăm sóc.

Về phần chị Li Xiao, do công việc bận rộn, chị đành nghỉ việc ở nhà tập trung nuôi con. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng Li Xiao cũng tìm được một người trông trẻ phù hợp. Nhưng rồi áp lực tài chính cũng theo đó mà đến.

"Số tiền mỗi tháng tôi phải trả cho người trông trẻ và công nhân theo giờ là 15.000 nhân dân tệ (tương đương hơn 2.100 USD). Tôi lại phải đi làm kiếm thêm tiền", Li than thở.

Người mẹ cho biết nếu cơ sở chăm sóc trẻ có môi trường tốt, giáo viên giỏi và gần nhà, chị sẵn sàng chi trả nhưng tổng chi phí hàng tháng không được vượt quá 15.000 nhân dân tệ (tương đương 2.100 USD).

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Một trường ở Trung Quốc tặng iPhone 14 cho tất cả tân sinh viên

Phía nhà trường khẳng định việc này không phải chiêu trò để thu hút sinh viên.

Đinh Hiền

Bạn có thể quan tâm