Vì nhiều lý do như khoảng cách địa lý, tính chất công việc hay hành trình theo đuổi học tập, không ít người trẻ lỡ hẹn với chuyến về quê dịp Tết. Thế nhưng, dù ở đâu, làm gì, họ vẫn tìm cách tạo nên không khí ấm cúng, gắn kết với người thân qua những mâm cỗ Tết đầy sáng tạo.
Có người dựng chiếc điện thoại bên bàn ăn, gọi video cho bố mẹ giữa 2 đầu nỗi nhớ; có người lặng lẽ đặt mâm cỗ quê hương qua ứng dụng trực tuyến, để gìn giữ hương vị Tết thân thuộc; đâu đó nơi đất khách, có người học từng chút để nấu vài món ăn Việt vụng về, chưa trọn vị nhưng đầy ắp nghĩa tình.
Họ tìm cách mang Tết về gần hơn, để khoảng cách địa lý không làm phai nhạt sợi dây gắn kết với gia đình và những giá trị truyền thống thiêng liêng.
Bữa cơm tất niên online ở khoảng cách hơn 1.000 km
Minh Hòa (Hà Nội) đang đảm nhận vai trò quản lý dự án trong một chiến dịch marketing lớn cho thương hiệu quốc tế. Chiến dịch kéo dài từ trước Tết đến hết tháng Giêng là cơ hội quan trọng để Hòa chứng tỏ năng lực với công ty. Từ giám sát tiến độ sản xuất TVC, phối hợp đối tác truyền thông, đến đảm bảo nội dung quảng bá kịp lịch trình tung sản phẩm mới, Hòa gần như không có thời gian dừng lại nghỉ ngơi. Giai đoạn cao điểm dự án rơi vào cuối năm, để không bỏ lỡ các buổi họp đột xuất, Hòa quyết định lùi kế hoạch về nhà sang đầu năm.
Minh Hòa ăn cỗ Tết online cùng bố mẹ. |
Những ngày giáp Tết, thành phố dần vắng lặng, Hòa càng cảm thấy cô đơn. Bữa cơm Tết đoàn viên với bố mẹ ở Hà Nội - điều cô luôn mong mỏi - giờ chỉ có thể diễn ra trong suy nghĩ.
Hàng quán gần nhà hầu như đều đóng cửa nghỉ Tết, Hòa lướt một vòng ShopeeFood và đặt những món ăn yêu thích từ thuở bé như chả giò, gà luộc, xôi gấc, canh măng.... đúng ngày bố mẹ cúng Tất niên ở nhà. Khi đã bày biện bàn thức ăn tươm tất, Hòa gọi điện cho bố. Ở đầu dây bên kia, cả nhà đang rộn ràng hoàn tất khâu chuẩn bị, dâng món lên bàn thờ tổ tiên. Khi hương tàn, bố mẹ lại dọn món lên bàn, cả nhà cười nói, cùng thưởng thức bữa cơm tất niên online ở khoảng cách hơn 1.000 km.
Với Hòa, bữa cơm tất niên năm nay khá lạ nhưng vẫn đong đầy tình cảm, nhắc nhở cô về giá trị của gia đình trong những khoảnh khắc quan trọng.
Giữ vị Tết quê nơi đất khách
Sang Nhật du học từ tháng 6, đây là lần đầu tiên Hoài Thanh đón Tết xa nhà. Khi các con phố Đà Nẵng bắt đầu rộn ràng chuẩn bị đón Tết, Thanh lại đang vùi mình trong thư viện với những bài kiểm tra giữa kỳ, ngoài cửa sổ là tuyết rơi lạnh lẽo ở xứ sở mặt trời mọc.
Trong ký ức của chàng sinh viên trẻ, Tết luôn là khoảng thời gian đáng giá nhất. Sau cả năm bận bịu với công việc, học tập, cả nhà dành nhiều thời gian bên nhau hơn. Đó là cảm giác ấm áp khi phụ mẹ nấu mâm cúng, cùng bố dọn dẹp, lau chùi từng ngóc ngách hay nhìn em gái khéo tay bày biện mâm ngũ quả, chia sẻ câu chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống.
Thanh đến 2 siêu thị mới tìm đủ nguyên liệu làm món chả giò. |
May mắn, nỗi cô đơn những ngày này của Thanh phần nào với bớt khi bạn cùng lớp rủ tham gia hội sinh viên Việt Nam tại Nhật. Tại đây, cậu bạn có dịp làm quen và đón Tết với hàng trăm sinh viên xa nhà khác. Theo kế hoạch, đúng ngày Giao thừa, cả nhóm sẽ tổ chức buổi gặp gỡ, cùng gói bánh chưng và chia sẻ những món ăn quê hương tự tay mình chuẩn bị.
Thanh dự định “góp” cho bàn tiệc giao thừa món chả giò mẹ thường làm cho cả nhà mỗi khi Tết đến. Để món ăn trọn vẹn, Thanh đi 2 siêu thị ở Tokyo mới tìm đủ nguyên liệu. Suốt quá trình từ trộn nhân, cuốn đến chiên bánh trong chảo ngập dầu, Thanh đều gọi điện để mẹ hướng dẫn cặn kẽ. Lần đầu tiên xa nhà, lần đầu tiên tự tay vào bếp nấu món Tết, hương vị đầu tiên không trọn vẹn, nhưng mang theo tất cả sự cố gắng và tình cảm của Thanh.
Tết đậm chất Huế dù ở xa
Chị Thu Hoa cũng trải qua những ngày cuối năm xa Huế, xa nhà khi vừa chào đón em bé đầu lòng. Chị cùng chồng sống và làm việc ở Đồng Nai. Khoảng cách địa lý, sức khỏe không cho phép, chị đành hẹn về thăm bố mẹ vào Tết sau.
Đồng Nai những ngày này nắng ấm áp chan hòa, nhưng lòng chị lại mơ về cái lạnh se se của đất cố đô, nhớ da diết món ăn mẹ nấu từ bánh tét lá cẩm, thịt heo ngâm mắm đến dưa món tôm chua, giò lụa, bánh lọc... Chị quyết định mang không khí Tết quê hương mình đến gia đình nhỏ, với mâm cơm cuối năm toàn món Huế truyền thống.
Mấy ngày cuối năm, Hoa tìm quán bán đặc sản Huế trên ứng dụng điện thoại. |
Mới sinh bé, sức khỏe của Hoa còn khá yếu nên mẹ bỉm lên ShopeeFood tìm kiếm loạt địa điểm bán món Huế được đánh giá cao, phục xuyên Tết. Các món đến tay khách hàng đã được nấu kỹ lưỡng, Hoa và chồng chỉ cần tỉ mỉ bày biện mâm cỗ.
Gọi điện về nhà, Hoa không khỏi xúc động khi nhìn thấy ba mẹ vẫn chuẩn bị sẵn những món ăn mình thích. “Nhìn món ăn con bày biện, ba mẹ thấy như đang ăn cùng con vậy”, mẹ Hoa nói qua màn hình, ánh mắt ngập tràn hạnh phúc. Với Hoa, bữa cơm ấy, dù không trọn vẹn về mặt khoảng cách, nhưng lại thắp lên ngọn lửa yêu thương giữa những thành viên trong gia đình.
Dù không thể ngồi bên nhau trực tiếp, mỗi người trẻ đều tìm ra cách riêng để rút ngắn khoảng cách địa lý với những người thân yêu. Những bữa cơm Tết “online” đã chứng minh rằng tình thân không hề bị ngăn cách bởi không gian hay thời gian. Dù ở đâu, hương vị của món ăn vẫn là cầu nối, gắn kết và giúp mọi người chia sẻ khoảnh khắc ấm áp, đầy ý nghĩa trong ngày đầu xuân.
ShopeeFood giúp bạn “giải phóng” bản thân với loạt bí kíp hay ho trong series "Đón Tết chill cùng ShopeeFood". Từ những mẹo lên thực đơn thông minh, cách cân bằng dinh dưỡng ngày Tết, cho đến danh sách các quán ngon mở xuyên Tết, ShopeeFood sẽ giúp bạn có một cái Tết thật ý nghĩa mà không cần phải quá bận rộn.
Đặc biệt, độc giả đừng bỏ lỡ cơ hội săn deal hoành tráng với combo giảm giá đến 88.000 đồng, miễn phí vận chuyển 88.000 đồng và voucher giảm giá lên đến 888.000 đồng. Đặt món ngay, thảnh thơi đón Tết tại đây.