Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Trung Quốc ăn gì để cầu may mắn vào dịp Tết?

Sủi cảo, cá, gà hay Mì trường thọ…là những món ăn không thể thiếu vào mỗi dịp Tết Nguyên đán của người Trung Quốc.

mon an dau nam moi anh 1

Bánh bao, sủi cảo: Theo truyền thống lâu đời, vào đêm giao thừa, các gia đình sẽ quây quần gói bánh bao và sủi cảo với nhau. Trong lúc làm sủi cảo, người làm bánh sẽ lén cho sợi chỉ hoặc đồng xu vào trong nhân. Ai ăn trúng bánh có sợi chỉ sẽ nhận được lời chúc sống trường thọ, còn ai ăn trúng bánh có đồng xu thì năm mới sẽ giàu có, thịnh vượng. Bánh bao và sủi cảo đều có hình dáng giống nén vàng, nén bạc ngày xưa. Do đó, chúng tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Ảnh Sohu.

mon an dau nam moi anh 2

Bánh tổ (bánh Niên Cao): Ăn bánh tổ là phong tục trong dịp Tết Nguyên đán tại nhiều nơi ở Trung Quốc như người Phúc Kiến có bánh tổ đỏ hoặc trắng, người Ninh Ba có bánh tổ xay trong nước, người Tô Châu có bánh tổ hoa quế hay người Bắc Kinh có bánh tổ bách quả. Do tên gọi Niên Cao của loại bánh này đồng âm với từ "năm nào cũng cao", tức công việc và cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm. Món bánh này mang ý nghĩa năm mới gặt hái được nhiều thành công. Ảnh: Sohu.

mon an dau nam moi anh 3

Cơm bát bảo: Món ăn được làm từ gạo nếp hấp chín trộn với đường, dầu, hoa quế, táo đỏ, hạt sen, hạt bo bo, long nhãn, quýt, anh đào và những loại quả, hạt khác. Theo quan niệm của người Trung Quốc, 8 loại hạt và quả trong món ăn đều mang ý nghĩa tốt lành, cầu chúc sự may mắn, sức khỏe, hòa thuận, trường thọ và sung túc. Chẳng hạn hạt sen tượng trưng cho sự hòa thuận, nhãn đại diện cho sự đoàn tụ, quýt tượng trưng cho sự may mắn, táo đỏ tượng trưng cho sự ra đời của 1 em bé… Ảnh: Sogou.

mon an dau nam moi anh 4

Cá: Trong tiếng Trung, cá được đọc là "yú", phát âm giống với từ "dư, thừa". Vì vậy, ăn cá vào ngày Tết có ý nghĩa tiền tài, phước lộc dư thừa vào năm mới. Không giống những ngày thông thường, ăn cá vào ngày Tết ở Trung Quốc cũng có vài quy tắc đặc biệt như hai người ngồi ở vị trí đầu cá và đuôi cá phải uống với nhau một ly vì điều này sẽ mang lại may mắn cả năm. Trong khi ở một số nơi tại Trung Quốc, đầu và đuôi cá trên bàn ăn vào đêm giao thừa phải được để lại và ăn vào ngày Mùng 1 Tết, với ý nghĩa gia chủ sẽ được "dư thừa" từ đầu đến cuối năm. Ảnh: Zhihu.

mon an dau nam moi anh 5

Gà: Trong tiếng Trung, gà có âm đọc giống từ "cát", mang ý nghĩa thuận lợi và tốt lành. Vì vậy, các món chế biến từ gà cũng xuất hiện trên bàn ăn của người Trung Quốc vào dịp năm mới. Ảnh: Sohu.

mon an dau nam moi anh 6

Chè trôi nước: Trôi nước trong tiếng Trung được gọi là "Tāngyuán", đồng âm với từ "đoàn viên". Ngoài ra, hình dạng tròn tròn của nhiều viên chè trong bát, ăn cùng nước đường cũng được hiểu là mang ý nghĩa gia đình sum vầy, hòa thuận và có cuộc sống ngọt ngào. Với ý nghĩa tốt lành nói trên, chè trôi nước trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Trung Quốc vào ngày Tết. Ảnh: Zhonghualianguihui.

mon an dau nam moi anh 7

Bánh gạo nếp: Nguyên liệu chính của món bánh này là gạo nếp, khoai tây được hấp chín. Sau đó, chúng được cho vào cối đá giã nhuyễn cho đến khi mềm dẻo thì sẽ được ép thành miếng tròn hoặc thanh dài tùy ý. Khi ăn, chúng sẽ được rán chung với nước đường, mè. Món bánh này tượng trưng cho sự đoàn viên, gắn bó của các thành viên trong gia đình. Ảnh: Sohu.

mon an dau nam moi anh 8

Mì trường thọ: Giống tên gọi, món mì trường thọ này tượng trưng cho lời chúc tốt lành về sức khỏe và sống thọ vào đầu năm mới. Điểm đặc biệt của món mì này là sợi mì sẽ không được cắt ngắn, để càng dài càng tốt. Chiều dài của sợi mì đại diện cho tuổi thọ ngày càng tăng. Ảnh: Sohu.

mon an dau nam moi anh 9

Chả giò: Nguyên liệu trong phần nhân món chả giò (nem rán) của người Trung Quốc sẽ có tỏi tây, giá đỗ, thịt lợn băm nhỏ, thịt gà xé nhỏ, đậu hủ, nấm và cần tây. Món nem rán này có hình dáng giống với thỏi vàng. Vì vậy, với người Trung Quốc, chúng mang ý nghĩa cát tường, tiền vàng nghìn lượng chất đầy nhà. Ảnh: Sohu.

mon an dau nam moi anh 10

Giá đỗ: Đây là món ăn không thể thiếu trên bàn tiệc của người Tô Châu, Thượng Hải vào dịp Tết Nguyên đán. Họ quan niệm hình ảnh đậu nành nảy mầm và mọc thành giá tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng và may mắn. Ảnh: Sohu.

mon an dau nam moi anh 11

Hoa quả hình tròn: Vào dịp Tết, người Trung Quốc thường chọn loại trái cây có hình tròn, màu vàng và có ý nghĩa thể hiện sự dồi dào, may mắn và thịnh vượng. Trong đó, quýt, cam hay bưởi là loại trái cây yêu thích của người dân xứ tỷ dân. Ảnh: TVBS.

Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới

Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Năm 1990, hàng loạt công ty mới được thành lập ở Việt Nam, trong đó có nhiều công ty tập trung sản xuất cà phê trên quy mô lớn. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.

Hảo Hảo

Theo Sina

Bạn có thể quan tâm