![]() |
Câu 1. Ai được suy tôn là ông tổ nghề in ở nước ta?
Thám hoa Lương Nhữ Hộc (1420-1501), tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, là danh sĩ, quan nhà Lê. Ông là người hai lần làm sứ giả sang Trung Quốc và đã có công truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục, được tôn xưng là "ông tổ nghề in". |
![]() |
Câu 2: Trạng nguyên nào dạy nhân dân dệt chiếu?
Phạm Đôn Lễ là trạng nguyên thời vua Lê Thánh Tông. Theo Đại Việt sử ký Bản kỷ thực lục, vì có công dạy dân làng dệt chiếu cói, ông thường được gọi là Trạng Chiếu. |
![]() |
Câu 3. Vị thiền sư nổi tiếng được suy tôn ông tổ nghề đúc đồng?
Thiền sư Nguyễn Minh Không (tức Lý Quốc Sư) nổi tiếng thông tuệ thời Lý. Ông được suy tôn là ông tổ nghề đúc đồng ở nước ta. Ông đã sáng lập ra hơn 500 ngôi chùa trên cả nước lúc bấy giờ. |
![]() |
Câu 4. Ngoài xây dựng chùa chiền, thiền sư Nguyễn Minh Không còn tạo ra những bảo vật nào sau đây?
Đương thời, thiền sư Minh Không góp sức tạo nên An Nam tứ đại khí, bao gồm: Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, Vạc Phổ Minh và tượng Phật Quỳnh Lâm. |
![]() |
Câu 5. Ai được suy tôn ông tổ nghề thêu của nước ta?
Lê Công Hành tên thật là Bùi Công Hành, sống ở cuối thời Trần, đầu thời Lê. Sinh thời, ông đi sứ Trung Quốc và có nhiều đóng góp cho nước nhà. Ông được suy tôn là ông tổ nghề thêu ở nước ta. |
![]() |
Câu 6. Ai được suy tôn ông tổ nghề đúc súng thần công ở Việt Nam?
Hồ Nguyên Trừng là con trai của vua Hồ Quý Ly, là nhà quân sự tài ba, đặc biệt là khả năng chế tác vũ khí. Sau này, ông được suy tôn là ông tổ nghề đúc súng ở nước ta. |
![]() |
Câu 7. Người Việt đầu tiên phát minh ra tiền giấy?
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, người đầu tiên phát minh ra tiền giấy ở nước ta là Vương Nhữ Chu. Ông là quan đại thần cuối thời Trần. |
![]() |
Câu 8. Ai khởi xướng tục thi nấu cơm có từ lâu đời ở nước ta?
Tương truyền, vào thời Hùng Vương thứ 18, vợ chồng tướng tiên phong Phan Tây Nhạc và Hoa Dung khi đưa quân dẹp giặc Thục xâm lược, nhân dân xin theo rất đông. Phan Tây Nhạc tổ chức thi thổi cơm để lựa chọn người nuôi quân giỏi. Vợ chồng Phan Tây Nhạc mất, được nhân dân suy tôn Thành hoàng. |
![]() |
Câu 9. Ai có công đưa nghề nhiếp ảnh về nước ta?
Đặng Huy Trứ (1825-1874) là đại thần của nhà Nguyễn. Từ năm 1865-1867, ông được triều đình cử đi sứ. Ông tiếp xúc, học được nghề ảnh, rồi mua thiết bị về nước, mở hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường, mở đường cho nhiếp ảnh du nhập vào nước ta. |