Con số được tính toán dựa trên mức lương tối thiểu hàng năm trong suốt cuộc hôn nhân của họ, từ tháng 6/1995 đến tháng 12/2020, SCMP đưa tin.
Phán quyết cho biết kể từ khi kết hôn, người vợ đã dành phần lớn công sức để làm nội trợ, chăm sóc nhà cửa, gia đình và tất cả những gì liên quan một cách không công.
Cặp đôi có hai cô con gái. Cuộc hôn nhân của họ được điều chỉnh bởi chế độ phân chia tài sản, quy định rằng bất cứ thứ gì mỗi bên kiếm được đều là của riêng họ. Điều này đồng nghĩa với việc người vợ không được tiếp cận với bất kỳ tài sản nào có được sau nhiều năm chung sống.
Theo lời khai của người vợ, cô không được tự do đi làm vì chồng ép ở nhà lo việc nội trợ. Ảnh: iStock. |
Người đàn ông cũng được lệnh phải trả cho vợ một khoản trợ cấp chăm sóc con hàng tháng cho hai người con, một trong số đó là trẻ vị thành niên và người con còn lại đã trên 18 tuổi.
Nói với đài phát thanh Cadena Ser, người phụ nữ giấu tên cho biết chồng cũ không muốn cô đi làm ở ngoài. Thay vào đó, cô được sắp xếp một việc làm tượng trưng ở phòng gym do chồng sở hữu, với vị trí quan hệ công chúng và giám sát vận hành.
"Ngoài ra, tôi chỉ chuyên tâm vào công việc nội trợ, chăm sóc chồng và nhà cửa. Anh ấy bắt tôi chịu trách nhiệm cho mọi việc liên quan đến nhà cửa. Tôi đã ở một nơi trong suốt thời gian dài mà không được làm những gì mình yêu thích”, cô kể lại.
"Phán quyết của tòa án khiến tôi rất hạnh phúc bởi nó xứng đáng", người phụ nữ bày tỏ.
Theo luật dân sự hiện hành của Trung Quốc, người vợ hoặc chồng có quyền đòi bồi thường đối phương khi ly dị, nếu họ phải làm nhiều việc nhà trong lúc sinh sống chung. Ảnh: SCMP. |
Tại Trung Quốc, theo luật dân sự mới có hiệu lực vào tháng 1/2021, người dân được đòi tiền đền bù từ vợ/chồng trong khi ly hôn nếu họ đóng vai trò chính trong việc chăm sóc con cái, bố mẹ già, hoặc làm những công việc nhà không được trả lương. Số tiền đền bù có thể được thỏa thuận, nhưng tòa sẽ ra quyết định cuối cùng nếu hai bên không thể thống nhất.
Tháng 6/2022, người phụ nữ họ Wang, đến từ thành phố Tô Châu (tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc), được tòa án phán quyết nhận tiền bồi thường vì đã “làm vợ và mẹ toàn thời gian trong suốt 7 năm hôn nhân”.
Trong thời gian chung sống, Wang làm công việc nội trợ, chăm sóc cậu con trai sinh non, còn Tan đi làm văn phòng. Sau khi tình cảm nguội lạnh, hai bên ly hôn. Trong quá trình giải quyết, Wang yêu cầu chồng bồi thường cho công việc nội trợ và nuôi dạy con cái mà cô đảm nhận.
“Wang cho biết cô làm tất cả việc nhà bao gồm giặt giũ, nấu nướng, chăm sóc con và mua sắm. Vì vậy, cô ấy yêu cầu được đền bù”, thư ký tòa án địa phương cho biết.
Wang nói thêm người chồng thường không tôn trọng vợ và phản đối chuyện cô cũng đóng góp đáng kể cho gia đình về mặt tài chính.
Cuối cùng, tòa án phán quyết Tan phải đền bù cho Wang số tiền 30.000 tệ (4.500 USD) và chu cấp tiền nuôi dưỡng hàng tháng cho cậu con trai 7 tuổi đang ở cùng Wang.
Tháng 2/2021, một phiên tòa ly hôn tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã xử người đàn ông phải trả cho vợ cũ 50.000 tệ, tương đương 7.700 USD, đền bù cho 5 năm làm việc nhà của người phụ nữ này trong thời gian họ còn là vợ chồng.
Người chồng họ Chen được cho là đã để con cho vợ là Wang chăm sóc khi đi làm và “không thèm quan tâm hoặc tham gia vào bất cứ công việc nhà nào”, theo Wang. Wang còn cáo buộc Chen ngoại tình. Hai người kết hôn vào năm 2015 nhưng ly thân 3 năm sau.
Sự bất công với phụ nữ luôn ẩn mình trong xã hội hiện đại
Khi nghiên cứu về nhiều mặt của đời sống như: Giao thông, y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội… phần lớn dữ liệu được thu thập từ nam giới, hoặc không phân biệt giới tính khi tiến hành khảo sát. Từ đó các nhu cầu của phụ nữ không được quan tâm đúng mức. Cuốn sách Phụ nữ vô hình của tác giả Caroline Criado Perez mang đến cho người đọc một cái nhìn khác về bình đẳng giới. Bình đẳng không nằm ở việc đặt hai giới ngang nhau khi suy xét một vấn đề cụ thể. Sự công bằng đến từ việc nhìn nhận một cách đúng đắn về các hạn chế của phụ nữ từ đó giúp họ thể hiện hết khả năng của mình và không bị tụt lại phía sau.