Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Người yêu giúp tôi hiểu về tài chính

Bạn trai mong muốn tôi có thể học cách quản lý chi tiêu cá nhân tốt hơn. Trước đó, tôi luôn nghĩ mình "vô tri" với tiền bạc.

Năm 24 tuổi, đi làm được 2 năm, số dư tài khoản tiết kiệm của tôi bằng 0. "You only live once" (bạn chỉ sống một lần trong đời), tôi muốn dành toàn bộ tuổi trẻ của mình để bay nhảy, chi tiêu, mua sắm và sống thoải mái nhất có thể. Đó cũng là thời điểm tôi mới quen anh.

Yêu nhau một thời gian, chuẩn bị về chung nhà, anh và tôi mới thoải mái chia sẻ vấn đề tiền bạc với nhau. Thực tế, anh chưa từng thắc mắc cách tôi tiêu tiền, anh mong tôi có kế hoạch sử dụng tiền hợp lý, quản lý tài chính cá nhân tốt hơn.

Bài học đầu tiên tôi có được là tiết kiệm.

Anh khuyên tôi nên gửi tiết kiệm một khoản nhỏ ngay khi nhận lương để hình thành thói quen. Trước đây, tôi luôn để tiền lương mỗi tháng trong tài khoản ngân hàng, dùng đến đâu rút đến đó. Đến cuối tháng, có vài triệu đồng dư ra, tôi mua sắm quần áo, túi xách, mỹ phẩm hoặc đi du lịch, xem đó như phần thưởng cho bản thân.

Thời gian đầu khi mới học cách tích lũy, tôi thấy bứt rứt khi không được dùng tiền thoải mái như trước đây. Song, câu chuyện khác đi khi tôi thấy vài tháng sau, số tiền mình có đã tăng lên đáng kể, từ 2 triệu đồng, rồi đến 8,10 triệu đồng. Những con số này thúc đẩy tâm lý tôi phải tiết kiệm được nhiều hơn nữa.

Tiếp đến, anh hướng dẫn tôi cách phân chia dòng tiền của mình.

Tôi phải tự xác định đâu là số tiền lớn mà mình sẽ không cần sử dụng đến trong thời gian dài, từ đó gửi ngân hàng với thời hạn 12-18 tháng để có lãi suất cao nhất. Đồng thời, tôi vẫn cần một khoản dự trù rủi ro bên ngoài, số tiền này cũng được tôi gửi qua các ví điện tử với lãi suất khoảng 6%/năm, có thể thoải mái rút tiền khỏi ví khi có việc đột xuất.

Gửi tiết kiệm sinh lời là bài học khiến tôi bắt đầu yêu thích việc quản lý tài chính.

Khi tôi hứng thú hơn với chủ đề này, anh lại chỉ tôi nhiều vấn đề hơn về thị trường, lạm phát, các cách đầu tư để làm "tiền luôn đẻ ra tiền". Vì tiền dễ mất giá, những tháng sau đó, tôi không còn gửi toàn bộ vào sổ tiết kiệm, thay vào đó, tôi trích một phần nhỏ để mua vàng và ngoại tệ.

Tôi cũng được học về chứng khoán, nhìn bảng điện, đọc báo kinh tế, tìm hiểu doanh nghiệp. Từ một người không biết gì về quản lý chi tiêu, đến được đây đã là bước tiến lớn của tôi. Tuy nhiên, tôi cũng hiểu rõ mình là người không thích rủi ro, sợ thua lỗ nên từ chối mua cổ phiếu, tiền số...

Đến nay, sau hơn một năm từ lúc bắt đầu tiết kiệm, tôi đã có số dư 150 triệu đồng. Với nhiều người, số tiền này có thể không lớn, nhưng tôi rất tự hào.

Thu Hà (26 tuổi, quận 5, TP.HCM)

Tôi và người yêu đi du lịch cùng chiếc xe lăn

Bất đắc dĩ, tôi và người yêu phải "làm bạn" cùng chiếc xe lăn trong suốt chuyến du lịch. Tuy nhiên, hành trình nhiều khó khăn này đã giúp chúng tôi nhận ra giá trị của tình yêu.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Zing, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Yeu duong chi de khong don doc hinh anh

Yêu đương chỉ để không đơn độc

0

Nếu cố bước vào mối quan hệ chỉ vì không muốn ở một mình, chúng ta có xu hướng hành hạ chính mình và nửa kia. Tệ hơn, tinh thần đôi bên có thể rơi vào trạng thái kiệt quệ.

Cam xuc 'tau luon' trong tinh yeu hinh anh

Cảm xúc 'tàu lượn' trong tình yêu

0

Nhiều người gặp phải tình trạng cảm xúc lên xuống như tàu lượn khi đang yêu. Họ có thể cảm thấy rất hạnh phúc, nhưng rồi bỗng chốc lại thấy bất an, lo lắng và mất kiểm soát.

Mỹ Trinh

Illustrator: Yến Nhi

Bạn có thể quan tâm