Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Yêu đương chỉ để không đơn độc

Nếu cố bước vào mối quan hệ chỉ vì không muốn ở một mình, chúng ta có xu hướng hành hạ chính mình và nửa kia. Tệ hơn, tinh thần đôi bên có thể rơi vào trạng thái kiệt quệ.

co don anh 1co don anh 2

Theo chuyên gia tâm lý Mark Travers, có sự khác biệt lớn giữa việc nỗ lực xây đắp tình yêu và việc ép buộc mối quan hệ tồn tại.

Đôi khi, trong lúc cô đơn, chúng ta chỉ vội vàng tìm kiếm ai đó thay vì thực sự cần một người thấu hiểu, đồng điệu.

Dưới đây là 3 câu hỏi giúp mọi người tự nhận biết liệu mình đang theo đuổi mối quan hệ dựa trên tình yêu hay chỉ đang bị áp lực bởi nỗi sợ phải ở một mình, theo Psychology Today.

co don anh 3co don anh 4
co don anh 5

Ứng xử trái với cá tính riêng là dấu hiệu xấu trong tình yêu. Ảnh minh họa: Jansel Ferma/Pexels.

Tôi có còn là con người thật của mình không?

Không hành động như mọi ngày là dấu hiệu lớn nhất cho thấy chúng ta chỉ đang duy trì quan hệ yêu đương vì sợ cô đơn.

Nỗi lo đánh mất người kia khiến bạn cố làm hài lòng họ dù chẳng thoải mái. Lúc này, mọi thứ trở nên gượng ép, trở thành nghĩa vụ thay vì thực sự tận hưởng thời gian bên nhau.

Sẵn sàng thay đổi tính cách, quan điểm sống để tránh bị đối tác phán xét, ghét bỏ là một ví dụ.

“Khi liên tục cố gắng thích ứng với kỳ vọng của người khác, chúng ta có xu hướng bỏ bê mong muốn và nhu cầu của chính mình. Theo thời gian, hành vi này có thể dẫn đến việc đánh giá thấp bản thân, cũng như đánh mất giá trị riêng”, Travers nói.

Một mối quan hệ lành mạnh được đánh dấu bằng nỗ lực của đôi bên nhằm hỗ trợ qua lại. Đồng thời, họ cũng phải tìm cách duy trì cá tính riêng để không thấy nhau nhàm chán.

Chuyện yêu đương sẽ có tệ đi khi một hoặc nhiều vấn đề sau xảy ra:

  • Bạn cố gắng làm gì đó theo ý người kia, đồng thời phải quan sát thái độ của họ.
  • Bạn bất lực khi phải đối diện với tình huống căng thẳng trong mối quan hệ.
  • Bạn xâm phạm ranh giới bản thân của người kia.
co don anh 6co don anh 7
co don anh 8

Hành động đeo bám người yêu cho thấy bạn chỉ đang sợ cô đơn. Ảnh minh họa: Alfi Nuryaman/Pexels.

Tôi có cần bám chặt lấy nửa kia để thấy hạnh phúc không?

Nếu cảm thấy lạc lõng, đến mức tin rằng không thể hạnh phúc nếu thiếu đối phương, nhiều khả năng bạn chỉ đang sợ mất hơn là yêu họ.

Dưới góc nhìn của chuyên gia Travers, mong muốn dành thời gian chất lượng cho nhau là nhu cầu chính đáng và được đặc biệt khuyến khích ở các đôi tình nhân.

Tuy nhiên, việc kỳ vọng nửa kia dành tất cả thời gian rảnh của họ cho bạn là điều không thể. Nếu tất cả những gì cần thiết là sự bám dính, bạn chỉ đang quá sợ hãi nỗi cô đơn.

Mặt khác, hãy tự kiểm tra xem liệu mình có bực dọc mỗi khi bạn trai/bạn gái đi chơi cùng nhóm bạn của họ hay không.

Trong trường hợp thấy khó “chia sẻ” nửa kia với người khác, chúng ta đã quá phụ thuộc và xem sự chú ý, quan tâm của họ là hạnh phúc đặc biệt. Sau một thời gian, người kia sẽ cảm thấy mệt mỏi vì thiếu không gian một mình và vòng tròn quan hệ xã hội của riêng họ.

co don anh 9co don anh 10
co don anh 11

Hãy dành thời gian cho bản thân, thay vì cố tìm kiếm mối quan hệ để khỏa lấp sự cô đơn. Ảnh minh họa: Cottonbro/Pexels.

Tôi có dễ ghen không?

Ghen tuông là một dấu hiệu khác cho thấy mối quan hệ bị kiểm soát bởi nỗi sợ mất mát sự bất lực của một trong 2 người.

Theo nghiên cứu từ Sage Journals, thỉnh thoảng ghen là chuyện bình thường, thậm chí được coi là động lực tích cực, nhắc nhở đôi bên tập trung hơn vào nhau.

Các chuyên gia tâm lý cũng cho rằng việc này giúp khuếch đại cảm xúc, giúp các khoảnh khắc thân mật trở nên nồng nàn hơn.

Song, sự ghen tuông dữ dội hoặc vô lý lại bắt nguồn từ nỗi sợ bị bỏ rơi của chúng ta. Nhóm nghiên cứu Springer Publish cho rằng động thái này cho thấy mức độ tin tưởng đang thấp dần đi.

Tình hình thậm chí còn tệ hơn với nhóm có kiểu gắn bó lo âu. Họ dễ trở giận dữ, tự ý lục lọi, kiểm tra tư trang của người kia hoặc hành hạ lẫn nhau về mặt tâm lý.

Sự bất an, sợ cô đơn có thể khiến chúng ta trở nên hoang tưởng về việc đánh mất một người đồng hành tuyệt vời. Do đó, nếu chỉ cảm thấy lẻ loi, đừng cố ép mình phải tìm kiếm mối quan hệ yêu đương.

Thay vào đó, hãy kiên nhẫn trong giai đoạn này. Dành thêm thời gian cho bản thân, gặp gỡ bạn bè, người thân hay học thêm các kỹ năng còn thiếu là cách giúp chúng ta tự làm mới, sẵn sàng đón nhận tình yêu trong tương lai.

Cảm xúc 'tàu lượn' trong tình yêu

Nhiều người gặp phải tình trạng cảm xúc lên xuống như tàu lượn khi đang yêu. Họ có thể cảm thấy rất hạnh phúc, nhưng rồi bỗng chốc lại thấy bất an, lo lắng và mất kiểm soát.

Tại sao tình dục lại thú vị

Khi bước vào một căn phòng toàn những người xa lạ, chúng ta có thể cảm nhận được ai gây ấn tượng với mình chỉ dựa vào hình thức bên ngoài, nhờ vào “sự hấp dẫn giới tính", bao gồm những dấu hiệu về tuổi tác, giới tính, tình trạng sinh sản và phẩm chất của mỗi cá nhân, cùng với đó là các đáp ứng kích thích được lập trình đối với những đặc tính tình dục và cả những đặc điểm khác nữa.

Nguoi than doc hai hinh anh

Người thân độc hại

0

Thành viên trong gia đình có những hành vi tiêu cực, thậm chí độc hại. Nếu có ý định rời xa họ, hãy trao đổi thẳng thắn và làm rõ khúc mắc trước đó.

Hoàng Kỳ

Đồ hoạ: Mỷ Thi

Bạn có thể quan tâm