Trung Thu là Tết đoàn viên, nét văn hóa truyền thống của người Việt. Trong dịp này, sự tích về chị Hằng, chú Cuội, Thỏ Ngọc là nét đặc trưng thú vị.
|
Tết Trung Thu diễn ra ngày 15/8 âm lịch hàng năm, là một trong những dịp lễ quan trọng của người Việt. Dịp này mang ý nghĩa về sự tốt đẹp, đoàn viên và sum vầy. Bên cạnh đó, nét đặc trưng trong lễ Trung Thu tại Việt Nam thể hiện ở những sự tích thú vị về chị Hằng, chú Cuội, Thỏ Ngọc, đèn ông sao... Đó đều là những câu chuyện lưu truyền trong dân gian qua nhiều năm và được trẻ em yêu thích. Ảnh: Việt Hùng. |
|
Hằng Nga hay chị Hằng là nhân vật nổi tiếng trong những câu chuyện thần thoại của Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản. Trong truyền thuyết, Hằng Nga được mô tả có dung mạo xinh đẹp, là vợ của Hậu Nghệ - vị anh hùng đã bắn rụng 9 Mặt Trời để giúp dân chúng. Về sau, Hằng Nga được Tây Vương Mẫu tặng thuốc trường sinh, song do hiệu lực quá lớn, nàng bay lên trời và tới sống ở cung trăng. Ảnh: Phạm Thắng. |
|
Trong văn hóa Việt, chị Hằng thường được trẻ em nhắc đến như một người bạn của chú Cuội, dựa theo cổ tích Cây đa và chú Cuội. Hình tượng chị Hằng, chú Cuội gắn liền với Tết Trung Thu và được trẻ nhỏ yêu mến. Ảnh: Thanh Thúy. |
|
Theo văn hóa phương Đông, từ xa xưa, có một cặp thỏ tu luyện đắc đạo thành tiên đến diện kiến Ngọc Hoàng Thượng Đế. Khi tới Nam Thiên Môn, đôi thỏ bỗng thấy Hằng Nga bị Thái Bạch Kim Tinh áp giải lên cung trăng. Cảm động với câu chuyện vì cứu bách tích mà phạm luật trời của Hằng Nga, thỏ tiên đã phái thỏ út lên cung trăng để bầu bạn với nàng. Ảnh: Liêu Lãm. |
|
Còn theo tác giả Hội hè lễ Tết của người Việt, Thỏ Ngọc là biểu tượng của người có đức thiện theo quan niệm Phật giáo. Hình ảnh Thỏ Ngọc liên quan đến sự tích Hằng Nga sống trên cung trăng. Đây cũng là con vật dùng chày giã thuốc trường sinh, coi sóc cung Quảng Hàn. Ảnh: Quỳnh Trang. |
|
Văn hóa của người Việt lưu truyền rằng chú Cuội trong một lần đánh nhau với cọp đã tìm được cây thuốc cải tử hoàn sinh. Sau đó, anh đem về trồng để chữa bệnh cho vợ và dân làng. Tuy nhiên, vì một lần đãng trí quên lời chồng dặn, người vợ đã làm cho cây cùng chú Cuội bay lên trời. Từ đó, chú Cuội ở trên cung trăng với cây quý. Ảnh: Phạm Thắng. |
|
Trên thực tế, chú Cuội là hình ảnh trên mặt trăng do người xưa và các em nhỏ nghĩ ra, dựa trên sự tích Chú Cuội ngồi gốc cây đa. Lúc trăng tròn, những chỗ lõm của Mặt Trăng nhìn giống như cây đa nên câu chuyện được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong ngày Trung Thu, chú Cuội và chị Hằng là hai nhân vật chính mà các em nhỏ quan tâm. Ảnh: Pinterest. |
Nguồn gốc, ý nghĩa của Thỏ Ngọc, cá chép dịp Trung ThuTheo tín ngưỡng dân gian, rồng, kỳ lân, Thỏ Ngọc, Thiềm Thừ, cá chép là những con vật linh mang đến sự thịnh vượng, bình an, gắn liền với sự tích cung trăng, chị Hằng.
08:43 28/9/2020
|
nguồn gốc chị hằng chú cuội
sự tích rằm trung thu
tại sao có chị hằng
tại sao có chú cuội