Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Nguồn gốc của Tết Dương lịch

Nhiều quốc gia trên thế giới đón năm mới vào ngày 1/1. Truyền thống này bắt nguồn từ thời đế quốc La Mã.

nguon goc tet duong lich anh 1

1. 1/1 trở thành ngày khởi đầu năm mới từ khi nào?

  • Năm 150 TCN
  • Năm 151 TCN
  • Năm 152 TCN
  • Năm 153 TCN

Năm 153 TCN, đế quốc La Mã chọn mừng năm mới vào ngày 1/1. Đây cũng là ngày tấn phong cho quan chấp chính. Theo History, ban đầu, lễ đón năm mới của La Mã bắt đầu từ tháng 3, thường được gọi là Calends hoặc Kalends. Lễ hội kéo dài trong ba ngày, hoàng đế và các chính trị gia được tặng quà và lời chúc may mắn cho năm tới. Tuy nhiên, do lịch của La Mã liên tục bị xáo trộn, Viện nguyên lão La Mã quyết định áp dụng lịch mới vào năm 153 TCN, trong đó 1/1 là ngày đầu năm. Ảnh: Pinerest.

nguon goc tet duong lich anh 2

2. Quốc gia nào ăn đậu mắt đen (black-eyed peas) vào năm mới để lấy may?

  • Anh
  • Mỹ
  • Pháp
  • Đức

Người Mỹ (đặc biệt là ở miền Nam) có truyền thống ăn 365 hạt đậu mắt đen vào đầu năm để cầu may mắn. Mỗi hạt đậu tượng trưng cho một ngày trong năm, người ăn đủ 365 hạt đậu sẽ có nhiều may mắn và hạnh phúc. Để có năm sung túc, ấm no, người miền Nam nước Mỹ thường ăn Hoppin 'John, món bao gồm cơm, thịt lợn, đậu mắt đen (tượng trưng cho đồng tiền), rau xanh (tượng trưng cho màu tiền). Bánh mì ngô (tượng trưng cho màu tiền vàng) cũng xuất hiện trong bàn tiệc năm mới của người Mỹ. Ảnh: Healthline.

nguon goc tet duong lich anh 3

3. Người Ba Tư cổ đại có phong tục tặng món quà gì vào năm mới?

  • Trứng
  • Táo
  • Tiền mặt
  • Vàng

Năm mới ở Ba Tư cổ đại được gọi là Nowruz, có nghĩa là "ngày mới". Vào những ngày này, người Ba Tư cổ đại sẽ dọn dẹp nhà cửa, mua quần áo mới, tổ chức tiệc và tham gia hoạt động truyền thống như nhảy bên bếp lửa. Ngoài ra, mọi người thường tặng nhau những quả trứng được vẽ màu bắt mắt, tượng trưng cho mong ước sinh sôi nảy nở trong năm mới. Ảnh: Termeh Travel.

nguon goc tet duong lich anh 4

4. Quốc gia nào đón Tết trong 15 ngày?

  • Ấn Độ
  • Bhutan
  • Mông Cổ
  • Hy Lạp

Tết cổ truyền của Bhutan được gọi là Losar, thường diễn ra gần trùng ngày Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng tại quốc gia này, thường kéo dài trong 15 ngày. Vào ngày đầu năm mới, người Bhutan thường dậy sớm tắm rửa và chuẩn bị các món ăn ngon. Trong 15 ngày Tết Losar, người dân sẽ đi đền cúng bái và tham gia các hoạt động văn hóa như nhảy múa, bắn cung, ném tiêu. Ảnh: Sgtrek.

nguon goc tet duong lich anh 5

5. Lễ hội đón năm mới ở Bangladesh diễn ra vào ngày nào?

  • 25/3
  • 20/3
  • 30/10
  • 14/4

Lễ hội đón năm mới ở Bangladesh được gọi là Pohela Boishakh, diễn ra vào ngày 14/4 hàng năm. Theo Hindustan Times, Pohela Baishakh là ngày đầu tiên trong năm theo lịch Bengali. Vào ngày đầu năm, người dân sẽ nói "Shubho Nobobarsho” có nghĩa là “Năm mới thịnh vượng”. Pohela Boishakh được gọi là ngày lễ gia đình. Người Bangladesh sẽ quây quần vào dịp đặc biệt này để trang hoàng, dọn dẹp nhà cửa và tham gia lễ hội. Ảnh: China Daily.

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán của sinh viên 23 trường đại học tại TP.HCM

Nhiều đại học tại TP.HCM đã thông báo lịch nghỉ Tết Tân Sửu. Sinh viên được nghỉ từ 14 đến 25 ngày.

Minh Thúy

Bạn có thể quan tâm