Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch tay chân miệng

Nguy cơ kép dịch bệnh truyền nhiễm

SARS-CoV-2 liên tục tiến hóa, Omicron chưa phải là biến chủng cuối cùng. Trong khi đó, các dịch bệnh mùa hè đang có xu hướng gia tăng.

Theo Bộ Y tế, SARS-CoV-2 liên tục tiến hóa, khó xác định tính chất nguy hiểm của các biến thể và mức độ tăng nặng và tử vong. Hiện Omicron là biến thể phổ biến trên thế giới nhưng vẫn chưa phải là biến thể cuối cùng.

Có thể xuất hiện biến thể mới của SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương.

nguy co dich truyen nhiem anh 1

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Dự báo thời gian tới dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến khó lường; số ca nhiễm có thể tiếp tục theo xu hướng giảm hoặc tăng trở lại tùy thuộc các điều kiện về tác nhân (xuất hiện các biến thể mới), về chính sách (thay đổi các biện pháp phòng chống dịch); đối tượng cảm nhiễm có thể còn khá lớn; các biến thể, biến thể phụ đáng lo ngại mới vẫn tiếp tục xuất hiện với tốc độ khá nhanh trên thế giới; tình hình dịch bệnh ở một số quốc gia vẫn đang diễn biến phức tạp, tác động hậu Covid-19 chưa có nghiên cứu đầy đủ; hơn nữa miễn dịch do tiêm vắc xin phòng bệnh và miễn dịch mắc phải không bền vững.

Bên cạnh đó, có nguy cơ gia tăng gánh nặng kép cho hệ thống y tế do xu hướng gia tăng các dịch bệnh mùa hè như sốt xuất huyết, tay chân miệng… Hà Nội vừa ghi nhận thêm 179 ca tay chân miệng tại 23 quận, huyện chỉ trong một tuần.

Đây là tuần có số ca cao nhất tính từ đầu năm 2022 tới nay. Số ca mắc tay chân miệng trong một tuần của tháng 6 tương đương số mắc trong gần 6 tháng của năm ngoái (là 178 ca). Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, thành phố có 624 ca mắc tay chân miệng (tăng gấp 3,5 lần so với cùng kì năm ngoái).

Tiến sĩ Vương Ánh Dương, Phó cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), nhận định dịch sốt xuất huyết những tháng đầu năm nay diễn biến phức tạp, số ca mắc và tỷ lệ tử vong cao hơn mọi năm.

Tại TP.HCM, số ca mắc mới cao hơn 1,5 lần so với cùng kì năm ngoái, chỉ tính riêng tháng 5, số ca bệnh nhập viện cao bằng tổng số tích lũy từ đầu năm. Tiến sĩ Ánh Dương cho biết qua thảo luận cùng các chuyên gia, nguyên nhân ban đầu chủ yếu do người dân còn khá chủ quan với sốt xuất huyết. Các bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thường tự đến cơ sở y tế tư nhân, cho đến khi chuyển nặng mới nhập viện.

Trước thực tế còn gặp nhiều khó khăn do thiếu thuốc và dịch truyền, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị Cục Quản lý Khám chữa bệnh phối hợp Cục Quản lí Dược khẩn trương giải quyết việc mua thuốc và dịch truyền để cung cấp cho các tỉnh thành phố.

Đề nghị Cục Quản lý Khám chữa bệnh tăng cường đào tạo về công tác điều trị sốt xuất huyết thông qua các bệnh viện trung ương, Sở Y tế tăng cường tập huấn cho các cơ sở y tế tư nhân cũng như các cơ sở y tế khác trên địa bàn. Riêng vấn đề phê duyệt kinh phí, mua sắm hóa chất, dịch truyền điều trị sốt xuất huyết, các địa phương phải tự chủ động.

Bộ Y tế nhận định không loại trừ nguy cơ xâm nhập các dịch bệnh mới phát sinh như viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân, bệnh đậu mùa khỉ... Vì thế, vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch Covid-19.

Tăng cường 'áo giáp' miễn dịch cho mẹ bầu hậu Covid-19

Phụ nữ mang thai nhiễm virus dễ chuyển biến nặng hơn so với người không mang thai. Do đó, việc tăng cường hệ thống miễn dịch cần được chú trọng.

Dịch tay chân miệng

Hà Minh/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm