Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Nguy cơ ung thư dạ dày từ món cá khô

Tôi rất thích ăn cá muối, cá khô. Nhưng tôi đọc trên mạng thấy ăn loại cá này không chỉ gây ngộ độc Botulinum mà còn có nguy cơ ung thư đường tiêu hóa. Xin hỏi có đúng không?

Tôi rất thích ăn cá muối, cá khô. Nhưng tôi đọc trên mạng thấy ăn loại cá này không chỉ gây ngộ độc Botulinum mà còn có nguy cơ ung thư đường tiêu hóa. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi các thông tin này có đúng không? Tôi nên ăn uống như thế nào để đảm bảo tốt cho sức khỏe?

PGS.TS.BS Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Natri là một ion cần thiết với cơ thể để duy trì thể tích dịch, cân bằng nội môi, dẫn truyền thần kinh và đảm bảo chức năng bình thường của tế bào. Hầu hết natri được đưa vào cơ thể từ chế độ ăn, trong đó chủ yếu là muối. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều muối sẽ dẫn đến những tác động xấu đối với cơ thể.

Đã có nhiều bằng chứng mạnh mẽ, đặc biệt là các nghiên cứu của Nhật Bản và Hàn Quốc, cho thấy các thực phẩm chứa nhiều muối là nguyên nhân gây ung thư dạ dày.

Qua phân tích tổng hợp nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận rằng việc tiêu thụ muối ở mức trung bình hoặc cao sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, tương tự ăn nhiều thực phẩm ngâm giấm, muối chua.

Muối có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Helicobacter pylori dai dẳng, hiệp đồng với loại vi khuẩn này làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Ngoài ra, nghiên cứu thử nghiệm cũng cho thấy muối làm tăng tốc độ sinh tế bào và đột biến nội sinh, tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày với nồng độ cao.

Khá giống với Nhật Bản và Hàn Quốc, nhiều loại thực phẩm của người Việt được bảo quản bằng cách muối (khô, ướt). Cách bảo quản như vậy làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày ở những người tiêu thụ các thực phẩm này.

Khuyến cáo về lượng muối ăn mỗi ngày nên dưới 5 g nhằm hạn chế nguy cơ ung thư dạ dày cũng như các bệnh khác có liên quan muối. Bạn cũng lưu ý rằng lượng này đã bao gồm muối có trong thực phẩm, chứ không chỉ là muối được sử dụng trong nêm nếm, làm gia vị cho món ăn.

Mỗi cá nhân có thể giảm lượng muối trong chế độ ăn tại nhà bằng cách không thêm muối khi sơ chế thực phẩm, không để sẵn muối trên bàn, giảm các loại đồ ăn nhiều muối.

Sữa mẹ là dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy, sau khi sinh con, bà mẹ nào cũng muốn cho con được bú sữa mẹ hoàn toàn. Các bà mẹ cho con bú nên ăn gì để tăng cường dưỡng chất cho sữa mà vẫn tốt cho sức khỏe?

Cuốn sách Ăn gì, khi nào của các tác giả Michael Crupain, Michael Roizen, Ted Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.

Bé sơ sinh bị ngộ độc thuốc trầm cảm từ mẹ

Qua khai thác tiền sử, mẹ bé đã điều trị trầm cảm 2 năm nay. Hiện sản phụ vẫn sử dụng thuốc theo đơn.

https://vietnamnet.vn/nguy-co-ung-thu-da-day-tu-mon-ca-kho-2129286.html

Phương Thúy / Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm