Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa là chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với triệu chứng điển hình bao gồm da khô, ngứa, phát ban. Nơi phổ biến nhất là ở mặt.

Chàm sữa thường do yếu tố di truyền gây ra. Ảnh minh họa: Babycenter.

Bệnh chàm sữa là tình trạng da phổ biến ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh chàm khiến các mảng da của bé bị ngứa, khô và mấp mô. Nơi phổ biến nhất mà các triệu chứng của bệnh chàm ảnh hưởng đến em bé là trên mặt.

Các triệu chứng phổ biến

Theo Cleveland Clinic, các triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ thường xuất hiện trong 6 tháng tuổi đầu tiên. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Da khô
  • Da ngứa
  • Phát ban
  • Đổi màu da; đỏ hoặc sẫm hơn màu da tự nhiên (tăng sắc tố).

Chàm sữa có thể ảnh hưởng đến da ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể trẻ nhưng tình trạng này phổ biến nhất ở mặt, da đầu, bàn chân, cánh tay và chân.

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa

Theo Mama Natural, một trong những yếu tố lớn nhất quyết định trẻ có mắc bệnh chàm hay không là tiền sử sức khỏe của trẻ, đặc biệt là gene. Nếu trẻ có người thân được chẩn đoán mắc bệnh chàm, bé cũng có nguy cơ mắc bệnh chàm cao hơn.

Ngoài di truyền, các tác nhân môi trường cũng kích hoạt tình trạng này ở trẻ:

- Chất gây kích ứng và dị ứng da: Một số thứ trong môi trường có thể gây khó chịu cho làn da của con bạn. Nếu trẻ bị dị ứng, các triệu chứng của bệnh chàm có thể bùng phát trên da. Các chất gây kích ứng và dị ứng môi trường phổ biến bao gồm vải, xà phòng và một số loại thực phẩm.

- Phản ứng của hệ miễn dịch: Hệ thống miễn dịch của bé bảo vệ chống lại những tác nhân lạ từ bên ngoài như vi khuẩn và virus. Nếu trẻ bị bệnh chàm sữa, hệ thống miễn dịch của chúng có thể phản ứng thái quá.

Lúc này, nó dễ nhầm lẫn các tế bào da khỏe mạnh với chất kích thích nhỏ trong môi trường như một "kẻ xâm chiếm" từ bên ngoài. Kết quả là hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các tế bào da của bé và có thể gây ra triệu chứng của bệnh chàm.

- Da khô: Tình trạng này phổ biến hơn vào mùa đông nhưng có thể xảy ra quanh năm. Để giữ ẩm cho làn da của bé, hãy massage hàng ngày bằng dầu dừa, bơ hạt mỡ, dầu hạnh nhân.

- Nhiệt độ quá cao: Điều này bao gồm nhiệt độ cao của mùa hè, nước quá nóng. Hãy đảm bảo không mặc quá nhiều quần áo cho con bạn và giữ không gian thoáng mát vào ban đêm.

- Đổ mồ hôi: Mồ hồi có thể gây ra bệnh chàm ở người lớn và trẻ sơ sinh. Giữ trẻ càng mát mẻ càng tốt bằng cách mặc cho con mặc đồ cotton, thoáng khí thay vì vải tổng hợp. Nếu bạn thấy trẻ ra mồ hôi, hãy lau mồ hôi càng nhanh càng tốt.

Để con được ốm

Cuốn sách Để con được ốm giúp các bậc phụ huynh trang bị kiến thức trong việc chăm sóc trẻ một cách khoa học. Trong sách, tác giả chỉ ra những lầm tưởng của cha mẹ khi chăm sóc con. Đó có thể là những vấn đề phổ biến, trở thành thói quen thường nhật, song thực ra là lầm tưởng tai hại với các hiện tượng sức khỏe của trẻ như: Táo bón, tắm nắng, dùng kháng sinh, chảy mũi xanh…

Những vấn đề bệnh tật cụ thể trẻ thường gặp như ho, sốt, cảm lạnh… được nêu trong sách. Với mỗi bệnh thường gặp đó, sách phân tích nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị khoa học.

Cần làm gì khi trẻ bị mụn trứng cá?

Trẻ bị mụn trứng cá nặng dễ bị trầm cảm, ngại kết bạn và hạn chế học các kỹ năng xã hội vì tự ti về ngoại hình của mình. 

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm