Sau khi khỏi Covid-19, tôi vẫn bị khó nuốt nên cảm thấy chán ăn, dẫn đến mệt mỏi, thiếu sức sống. Tôi cần làm gì để khắc phục tình trạng này?
Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS)
Covid-19 có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đường thở của người bệnh. Điều này làm gián đoạn khả năng thở - nuốt vì khi nuốt, người bệnh phải nín thở trong vài giây. Do đó, F0 có thể thấy khó thở khi ăn và uống hoặc khó khăn khi nuốt, ho.
Ngoài ra, những người mắc Covid-19 nghiêm trọng, từng phải điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) cũng có nguy cơ bị khó nuốt sau khi khỏi bệnh. Điều này là do người bệnh bị suy yếu các cơ dùng để nuốt vì chúng không được sử dụng trong thời điểm bị bệnh hoặc đang ngủ. Theo thời gian, các cơ sẽ xây dựng lại sức mạnh khi bạn bắt đầu ăn uống trở lại.
Đặc biệt, nếu người bệnh phải đặt ống thở, chúng có thể gây ra một số vết bầm và sưng ở cổ họng và thanh quản. Điều này dễ khiến dây thanh quản không di chuyển đúng cách, do đó, gây ra những thay đổi trong giọng nói và giảm khả năng bảo vệ đường thở khi bạn nuốt.
Thông thường, những ảnh hưởng này là tạm thời và sẽ giảm sau một thời gian.
Một số mẹo giúp bạn giảm triệu chứng khó nuốt:
- Ngồi thẳng và hoàn toàn tỉnh táo khi ăn uống.
- Ăn uống từng miếng, ngụm nhỏ. Điều này làm giảm bớt sự phân tâm xung quanh để bạn có thể tập trung vào việc ăn uống.
- Tránh nói chuyện trong khi ăn uống vì điều này làm mở đường thở, khiến thức ăn và đồ uống bị chệch khỏi "đường đi" xuống thực quản. Nói chuyện cũng có thể khiến bạn khó thở hơn, do đó ảnh hưởng đến việc nuốt.
- Nên ăn thức ăn mềm để dễ nuốt hơn.
- Đánh răng thường xuyên để giữ cho miệng luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.