Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguyên nhân không ngờ gây đột tử

Ăn nhiều chất béo, uống cà phê quá mức là 2 trong số nhiều nguyên nhân tưởng như vô hại nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.

Chế độ ăn uống: Ăn nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol. Loại chất béo này có nhiều trong các sản phẩm thịt bò, thịt lợn, sữa, trứng, bơ, pho mát. Thực phẩm đóng gói có chứa dầu, những loại bơ thực vật, các loại bánh quy và khoai tây chiên cũng có chứa chất béo bão hòa.

Cà phê chỉ tốt khi được uống với mức độ vừa phải.

Cà phê: Một cốc cà phê mỗi ngày có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn. Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều, nó lại cho những tác dụng ngược. Bởi trong cà phê có chất caffein, uống quá nhiều gây bồn chồn, run, tăng nhịp tim, huyết áp, thậm chí là rối loạn nhịp tim, đặc biệt là tăng cholesterol xấu, có hại cho sức khỏe.

Ngũ tạng: Ngũ tạng của động vật như tim, gan, thận, lòng... là những thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol cao hơn các loại thịt khác. Do đó, sử dụng các sản phẩm này rất có hại cho sức khỏe nhất là với những người đang bị mỡ máu cao cần tuyệt đối tránh ăn các loại tạng động vật.

Bơ thực vật: Bơ thực vật hay còn được gọi là margarine, được làm từ dầu thực vật, không chứa cholesterol, tuy nhiên nó lại có nhiều chất béo chưa no hơn bơ, và không phải tất cả các loại margarine đều tốt cho sức khỏe, nhiều loại có tác dụng xấu hơn cả bơ khi chế biến. Margarine càng cứng càng chứa nhiều chất béo có hại cho sức khỏe.

Mỳ ống: Chế độ ăn Địa Trung Hải được coi là tốt cho việc giảm cholesterol, điều này hoàn toàn đúng. Miễn là bạn nên tránh xa các loại mỳ, thịt viên, bơ, nước xốt với bơ hoặc kem, pho mát, mì ống... Món mỳ ống thường đi kèm với các loại xốt, và đây chính là kẻ thù số một làm tăng mỡ máu của bạn.

Vịt: Vịt và ngỗng đều có mức cholesterol cao hơn thịt gà và gà tây. Một chén thịt vịt hoặc ngỗng - ngay cả khi bỏ da (đây là phần chứa nhiều mỡ nhất) - có khoảng 128 mg cholesterol. Trong khi gà chỉ có 113 mg cholesterol, và gà tây chỉ có 93 mg.

Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch, do ảnh hưởng của nó trên động mạch, tim, huyết áp, và mức cholesterol. Hút thuốc lá dễ khiến tổn thương động mạch, làm giảm HDL và cholesterol tốt.

Cường độ hoạt động: Người lười vận động sẽ có nguy cơ cholesterol cao hơn những người thường xuyên tập luyện. Nếu bạn có thể đảm bảo được mức trọng lượng cơ thể hợp lý cùng với chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn, bạn có thể cải thiện tình hình mỡ máu tăng cao.

Căng thẳng: Khi căng thẳng, nhiều người thường giải tỏa bằng cách hút thuốc, uống rượu hoặc ăn các thức ăn chứa nhiều chất béo. Do đó, căng thẳng kéo dài có thể khiến cholesterol trong máu tăng lên.

Thừa cân: Thừa cân làm tăng mức triglyceride và giảm HDL hoặc cholesterol tốt trong máu vì cơ thể phải lưu trữ thêm calo. Nếu bạn có thể giảm 10% trọng lượng cơ thể (trong trường hợp đang thừa cân), thì có thể cải thiện mức độ cholesterol.

Tuổi tác và giới tính: Sau 20 tuổi, nồng độ cholesterol trong cơ thể bắt đầu tăng. Ở nam giới, nồng độ cholesterol thường không đổi ở tuổi 50. Ở phụ nữ, mức cholesterol thường ở mức khá thấp cho đến giai đoạn mãn kinh, sau đó sẽ tăng lên mức độ giống ở nam giới. Nhìn chung đàn ông trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi có nguy cơ cao hơn so với những người trẻ hơn và nam giới dễ bị cholesterol hơn phụ nữ.

Yếu tố di truyền: Nếu gia đình của bạn có tiền sử bị cholesterol cao, đó có thể là một lý do để bạn bắt đầu lo lắng cho sức khỏe của mình. Cholesterol cao di truyền có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu não hoặc đột quỵ.

http://vtc.vn/nguyen-nhan-khong-ngo-lam-dot-tu.321-550116.htm#IMG1

Theo Thu Hằng/VTC

Bạn có thể quan tâm