Nguyên nhân không ngờ khiến bạn giảm ham muốn 'yêu'
Thứ hai, 8/4/2019 19:27 (GMT+7)
19:27 8/4/2019
Căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, dẫn đến giảm ham muốn "yêu", rối loạn giấc ngủ và một số vấn đề sức khỏe khác.
Bệnh ngoài da: Bệnh vẩy nến, mụn trứng cá và các bệnh ngoài da khác xảy ra có thể là do căng thẳng. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu nhiều sinh viên và kết quả cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa mức độ căng thẳng tâm lý cao và các vấn đề về da. Một thí nghiệm với chuột cũng cho kết quả tương tự. Những con vật bị căng thẳng với mức độ nghiêm trọng dễ bị nhiễm trùng da hơn.
Ham muốn "yêu" giảm: Một người bị cạn kiệt cảm xúc, thường xuyên bị căng thẳng, sẽ có ham muốn về quan hệ tình khá thấp. Đây là kết luận của nhiều nghiên cứu đã chứng minh. Vì vậy, nếu bạn không làm "chuyện ấy" với bạn đời trong thời gian dài, đừng giận dữ hay lo lắng vì điều này không giúp ích cho tình trạng này. Nếu nguyên nhân thực sự là căng thẳng, nó chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Bạn nên thư giãn và nghỉ ngơi, có thể rủ đối tác đi du lịch cùng nhau để hâm nóng tình cảm.
Thay đổi cân nặng: Dù ăn kiêng lành mạnh và tập thể dục đều đặn, bạn vẫn không thể ổn định cân nặng của mình. Đó có thể là do căng thẳng. Các tình huống căng thẳng thường xuyên làm tăng sản xuất hormone cortisol. Nó chuyển hóa chất béo và carbohydrate, hỗ trợ lượng đường cần thiết trong máu. Nếu có quá nhiều hormone này, bạn sẽ ăn nhiều hơn, cơ thể sản xuất ít testosterone và đốt cháy ít calo hơn. Điều này khiến bạn tăng cân. Đôi khi căng thẳng cũng khiến mọi người giảm cân. Nồng độ adrenaline trong máu tăng lên khiến điều này xảy ra. Adrenaline làm tăng tốc độ trao đổi chất, nhưng lại làm chậm quá trình bài tiết chất béo.
Cảm lạnh thường xuyên: Căng thẳng kích thích sản xuất cortisol, có thể ức chế viêm. Tuy nhiên, nếu bạn bị căng thẳng mạn tính, hệ miễn dịch ngày càng ít nhạy cảm hơn với cortisol, dẫn đến tình trạng viêm nghiêm trọng hơn. Cơ thể sau đó có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn. Đừng đổ lỗi cho thời tiết lạnh vì nó chỉ là tác nhân kích hoạt cơ thể có hệ miễn dịch yếu. Nếu bạn bị bệnh thường xuyên, hãy nghĩ về điều gì đó khiến bạn lo lắng nhiều trong cuộc sống và cố gắng loại bỏ nó.
Rối loạn tiêu hóa: Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy căng thẳng có thể tác động tiêu cực đến đường tiêu hóa. Đôi khi, các loại thuốc trị đau bụng và đau bụng không giúp làm giảm đau. Trong trường hợp này, bạn nên đến khám bác sĩ tâm lý học. Họ sẽ xác định nguyên nhân gây ra vấn đề lo lắng của bạn và cố gắng giúp bạn.
Khó tập trung: Những người bị căng thẳng trong thời gian dài thường rất khó tập trung vào các nhiệm vụ, công việc. Điều này xảy ra khi thần kinh bị căng thẳng quá mức, không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đã trở nên kém tập trung hơn bình thường, có lẽ đã đến lúc chậm lại một chút và nghỉ ngơi.
Rụng tóc: Các nhà khoa học cho biết căng thẳng có thể khiến bạn bị hói đầu một phần hoặc hoàn toàn. Nếu bạn nhận thấy mình ít tóc hơn trước, rụng nhiều tóc hơn, thậm chí uống thuốc cũng không có tác dụng, căng thẳng có thể là nguyên nhân. Vì vậy, hãy ngừng lo lắng nếu bạn muốn bảo vệ mái tóc của mình.
Nhức đầu: Đau nhức đầu có thể do nhiều nguyên nhân: thoái hóa xương khớp, sai tư thế khi ngủ, huyết áp thấp hoặc cao, viêm xoang, mang thai... Nhưng đôi khi, đau đầu là do căng thẳng cảm xúc mà bạn gặp phải ở nơi làm việc hoặc trong gia đình. Uống thuốc có thể làm giảm đau đầu. Nhưng nếu muốn cơn đau đầu không lặp lại, hãy loại bỏ các tình huống căng thẳng khỏi cuộc sống của mình.
Vấn đề với giấc ngủ: Bạn có thể bị mất ngủ nếu bị căng thẳng trong thời gian dài. Đây là tình huống nghiêm trọng vì một người không thể làm việc bình thường và thoải mái khi không có giấc ngủ ngon. Điều đó lại gây ra một vòng luẩn quẩn, khiến bạn lại càng căng thẳng hơn. Khi thuốc ngủ không còn tác dụng, bạn cần phải tới gặp bác sĩ.
Bệnh tim mạch: Trái tim của con người trải qua rất nhiều điều trong cuộc sống, cả tốt và xấu. Căng thẳng có thể ảnh hưởng xấu tới trái tim. Các nhà khoa học đã chứng minh căng thẳng mạn tính là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của các bệnh tim mạch.