Tiêu chảy là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa: Shutterstock. |
Tiêu chảy ở trẻ em là hiện tượng đi ngoài phân lỏng thường xuyên từ 3 lần trở lên trong ngày. Trẻ cũng có thể bị một hoặc nhiều triệu chứng khác như nôn mửa, buồn nôn, đau bụng (có/không kèm đầy hơi), sốt, chán ăn.
Một số trẻ có thể có máu trong phân kèm theo tiêu chảy, được gọi là bệnh kiết lỵ và là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng do vi khuẩn.
Theo Mom Junction, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, tiêu chảy có thể cấp tính, dai dẳng hoặc mạn tính.
Nguyên nhân cấp tính
Thay đổi chế độ ăn uống
Một số loại thực phẩm, chẳng hạn trái cây tươi và nước ép, có chứa đường fructose, có thể có tác dụng nhuận tràng với lượng lớn. Vì vậy, tiêu thụ lượng lớn những thực phẩm này có thể gây rối loạn tiêu hóa, đặc biệt ở trẻ nhỏ, dẫn đến tiêu chảy.
Nhiễm virus
Viêm dạ dày ruột hoặc cúm dạ dày do virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ em. Có một số loại virus khác nhau có thể gây nhiễm virus, phổ biến là norovirus, rotavirus, adenovirus và astrovirus.
Nhiễm trùng do vi khuẩn
Campylobacter, Escherichia coli (E. coli), Salmonella và Shigella là những vi khuẩn phổ biến gây nhiễm trùng do vi khuẩn. Việc tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm bởi những vi khuẩn này có thể gây ra các triệu chứng nhiễm trùng đường tiêu hóa (ngộ độc thực phẩm), chẳng hạn tiêu chảy hoặc đôi khi là kiết lỵ.
Nhiễm ký sinh trùng
Ký sinh trùng là vi khuẩn cư trú trong hoặc trên vật chủ và lấy thức ăn từ cơ thể để sinh tồn. Trẻ có thể bị nhiễm ký sinh trùng khi ăn thực phẩm hoặc đồ uống bị nhiễm ký sinh trùng. Một số ký sinh trùng gây tiêu chảy bao gồm viêm ruột Cryptosporidium, Entamoeba histolytica và Giardia lamblia.
Trẻ em đi du lịch thường xuyên có thể bị tiêu chảy do ăn thực phẩm hoặc đồ uống bị ô nhiễm. Ngoài ra, trẻ em ở trong các trung tâm giữ trẻ và những trẻ bơi trong hồ, ao có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng gây tiêu chảy cao hơn.
Nguyên nhân mạn tính
Không giống như tiêu chảy cấp tính và dai dẳng, tiêu chảy mạn tính xảy ra do bệnh lý hoặc rối loạn.
Nhiễm trùng mạn tính
Hầu hết bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn đều khỏi khi được chăm sóc và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể trở nên nghiêm trọng và một số trẻ sẽ gặp vấn đề trong việc tiêu hóa carbohydrate hoặc protein trong thực phẩm. Do những vấn đề này, trẻ có thể bị tiêu chảy kéo dài.
Dị ứng và không dung nạp thực phẩm
Dị ứng sữa, trứng, gluten và đậu phộng cũng như không dung nạp fructose và lactose là một số tình trạng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ và gây tiêu chảy.
Khi trẻ ăn thực phẩm mà chúng bị dị ứng/không dung nạp, chúng sẽ bị tiêu chảy kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng.
Các vấn đề về đường tiêu hóa
Bệnh viêm ruột (viêm loét đại tràng và bệnh Crohn) là vấn đề về đường tiêu hóa, trong đó viêm ruột mạn tính ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Nó có thể khiến người bệnh bị tiêu chảy mạn tính kèm theo đau bụng và sụt cân. Tình trạng này phổ biến hơn ở thanh thiếu niên và thanh thiếu niên.
Bên cạnh đó, phẫu thuật bụng và sử dụng lâu dài một số loại thuốc, như thuốc kháng sinh và thuốc kháng axit, cũng có thể gây tiêu chảy mạn tính ở trẻ em.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học, cuốn sách "Tâm hơn thuốc" của tác giả Lissa Rankin chỉ ra rằng biện pháp cải thiện tâm lý, suy nghĩ tích cực có thể phòng tránh bệnh tật và giải quyết một số vấn đề về sức khỏe của con người.
Cuốn sách cho thấy sự sáng tạo, thư giãn, sống thật với chính mình... là những phương pháp đơn giản giúp giảm căng thẳng trong công việc và cải thiện tình trạng sức khỏe.