Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa thủy đậu

Thuỷ đậu là một bệnh dễ lây và phổ biến ở trẻ. Thế nhưng gần đây, người lớn cũng là đối tượng tấn công của bệnh thủy đậu, nhất là khi bị biến chứng nếu chủ quan rất dễ dẫn đến tử vong.

Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. . Ảnh: Gmanetwork.

Bệnh thủy đậu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Khi người bị bệnh thủy đậu nói, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho... thì các virus theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi này sẽ bị lây bệnh, vì vậy, bệnh dễ bùng phát thành dịch.

Tổng quan về bệnh thủy đậu

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh thủy đậu có khả năng lây lan và phát triển rất mạnh mẽ, chúng có thể xuất hiện ở mọi nơi trên toàn thế giới. Ở những quốc gia thuộc vùng khí hậu ôn đới, ít nhất 90% trẻ dưới 15 tuổi bị mắc thủy đậu và tỷ lệ này ở người lớn thậm chí có thể lên đến 95%.

Tại Việt Nam và các quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới khác, mùa thủy đậu thường bắt đầu từ giữa tháng 3 và tháng 5 hàng năm, là giai đoạn thời tiết nóng ẩm, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường phát triển, lây lan và bùng phát mạnh mẽ trong cộng đồng.

Nguyên nhân mắc thủy đậu

Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu là virus Varicella Zoster (VZV). Virus thuộc họ Herpes có khả năng gây bệnh ở người, có khả năng gây ra 2 bệnh cảnh khác nhau là bệnh thủy đậu và bệnh zona thần kinh.

Thủy đậu là bệnh lý do đáp ứng miễn dịch tiên phát của người bệnh đối với VZV, trong khi đó zona thần kinh là bệnh lý do đáp ứng miễn dịch từng phần của người bệnh bị nhiễm VZV.

VZV khi xâm nhập vào cơ thể có thể nhân lên tại chỗ, gây nhiễm virus huyết tiên phát, sau đó phân tán rất nhanh đến các cơ quan, hệ thần kinh, da,… gây ra bệnh thủy đậu.

VZV có kích thước phân tử rất nhỏ, chỉ khoảng 150-200 mm nên chúng có khả năng trú ẩn, hoạt động và gây hại ở cấp độ tế bào, sâu trong các tế bào hạch thần kinh cảm giác của người bệnh.

Nguồn lây bệnh thủy đậu thông qua tiếp xúc với các đồ vật của người bệnh thường không phổ biến, thay vào đó, nguồn lây bệnh thủy đậu phổ biến hơn cả là người mắc bệnh thủy đậu với khả năng lây lan cực kỳ nhanh chóng trong khoảng 48 giờ trước khi phát ban xuất hiện.

benh thuy dau anh 1

Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan và phát triển rất mạnh mẽ, chúng có thể xuất hiện ở mọi nơi trên toàn thế giới. Ảnh: verywellhealth.

Triệu chứng mắc thủy đậu

Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi virus xâm nhập cơ thể, phải qua thời gian khoảng 10-20 ngày (thời kỳ ủ bệnh), người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng của một người nhiễm virus

  • Triệu chứng khởi đầu của bệnh thủy đậu (trái rạ) là đột nhiên bị sốt nhẹ, sổ mũi, cảm thấy người không khỏe và da nổi mẩn đỏ.
  • Xuất hiện những nốt ban đỏ có đường kính vài milimet bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Mẩn đỏ xuất hiện trong ba đến bốn ngày. Ở bất cứ thời điểm nào, các vết lở của mẩn đỏ thay đổi theo các giai đoạn phát triển khác nhau. Sau đó, các nốt ban phát triển thành các nốt phỏng có dịch nước bên trong rồi đục dần, có mủ và sau 8-10 giờ thì vỡ ra và đóng vảy.
  • Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng. Bệnh kéo dài 7-10 ngày. Nếu không có biến chứng, các nốt đậu sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Ở người trưởng thành mới bị thủy đậu, bệnh nhân có thể cảm thấy bệnh nặng hơn và mất nhiều thời gian hơn để hồi phục. Người lớn cũng có nhiều khả năng bị biến chứng nhiều hơn so với các em nhỏ.

Các biến chứng của bệnh thủy đậu

Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Bội nhiễm tại các tổn thương da: Nốt đậu bị vỡ hoặc trầy xước do bệnh nhân ngứa gãi, có thể gây viêm tấy, nhiễm khuẩn da gây viêm mủ da, chốc lở thậm chí gây viêm cầu thận cấp...

Viêm phổi thủy đậu: Biến chứng viêm phổi hay gặp ở người lớn hơn là trẻ em và thường xuất hiện vào ngày thứ 3-5 của bệnh (trong thời kỳ đậu mọc). Viêm phổi có thể diễn tiến nhẹ, hồi phục nhưng cũng có thể diễn tiến nặng: biểu hiện sốt cao, thở nhanh, khó thở, tím tái, đau ngực, ho ra máu… dẫn tới suy hô hấp, phù phổi và nguy hiểm tính mạng.

Tổn thương thần kinh trung ương: Trong trường hợp hiếm gặp, bệnh thủy đậu có thể dẫn đến biến chứng như viêm màng não, viêm não, thường gặp ở người lớn, tỷ lệ tử vong cao chiếm 5-20%, ngay cả khi được cứu sống vẫn có thể để lại di chứng nặng nề hoặc phải sống đời thực vật trong suốt tháng ngày còn lại.

Một biến chứng muộn thường gặp của thủy đậu là bệnh Zona hay còn gọi là bệnh giời leo, là một dạng tái phát muộn sau nhiều năm của bệnh thủy đậu. Zona cũng có những biến chứng nguy hiểm như: đau thần kinh, loét giác mạc, mù mắt...

Cách phòng chống và tránh bội nhiễm khi mắc thủy đậu

Bệnh thủy đậu lây truyền rất nhanh. Bệnh nhân có thể lây bệnh cho người khác 5 ngày trước và sau khi phát ban và không còn lây lan nữa khi các mụn nước đã khô vảy. Bệnh còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng rộp của người bệnh.

Thông thường, các mụn thủy đậu mọc thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 2-3 ngày. Sau gần 1 tuần phát ban bỏng nước và có mủ, chúng sẽ tự khô rồi đóng vảy màu trắng hoặc nâu sẫm. Vảy tự bong trong một tuần tiếp theo, nhưng nhiều nguy cơ để lại vết thâm sẹo nếu bệnh nhân không chăm sóc và kiêng khem cẩn thận.

Đặc biệt, thủy đậu nếu không điều trị tích cực và kịp thời sẽ để xảy ra các biến chứng nguy hiểm và sẽ dễ bị viêm da bội nhiễm. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh các phương pháp và thuốc điều trị hiện tại chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tối đa biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra.

Khi mắc thủy đậu, để tránh bị lây lan cho mình và người chăm sóc, nhất là ở các cháu nhỏ rất dễ bị bội nhiễm, bạn nên:

  • Bôi thuốc xanh methylen khi nốt thủy đậu vỡ.
  • Dùng khăn ấm lau nhẹ nhàng tránh làm vỡ mụn nước.
  • Để các vảy tự rụng, không nên sờ hay đụng chạm đến chúng vì dễ gây ra nhiễm trùng hoặc hình thành các vết sẹo lõm, đặc biệt là vùng da mặt.
  • Với trẻ em, nếu trẻ bị sốt cao cần cho uống thuốc hạ nhiệt, uống thuốc chống co giật, chống ngứa da, kháng sinh thích hợp theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ.
  • Đảm bảo mặc đủ ấm, tránh gió.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Nên ăn các thức phẩm chế biến lỏng dễ tiêu như cháo, súp. Bổ sung các loại hoa quả, trái cây giàu vitamin C
  • Tiêm chủng đúng, đủ theo lịch là biện pháp hữu hiệu nhất.

Cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình (Nhà xuất bản Công Thương liên kết công ty Cổ phần Sách Thái Hà Books) tham dự Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ năm. Giải thưởng dự kiến trao vào đầu tháng 10.

Kết quả xét nghiệm 8 người tiếp xúc nữ sinh mắc bạch hầu ở Bắc Giang

Theo kết quả của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong số 15 mẫu xét nghiệm bệnh bạch hầu do CDC Bắc Giang gửi giám định có 8 mẫu kết quả âm tính.

https://suckhoedoisong.vn/thuy-dau-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri-va-cach-phong-ngua-169240708114023707.htm

Bác sĩ Nguyễn Văn Thái / Sức khỏe và Đời sống

Bạn có thể quan tâm