Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Nguyên nhân và cách giải quyết nỗi sợ năm mới

Ngắm nhìn pháo hoa, tiệc tùng với bạn bè, hội ngộ người thân, song bạn vẫn cảm thấy lo lắng, bất an khi nghĩ về những kế hoạch, mục tiêu đặt ra trong năm mới.

Dự định dang dở năm cũ và kế hoạch ngổn ngang năm mới khiến nhiều người cảm thấy căng thẳng dịp lễ hội. Ảnh minh họa: Cottonbro Studio/Pexels.

Bên cạnh sự háo hức, mong chờ, giai đoạn chuyển giao giữa năm cũ và năm mới còn khiến chúng ta cảm thấy lo lắng, bất an. Những kế hoạch chưa hoàn thành và dự định cho tương lai trở thành gánh nặng của nhiều người.

Mặc dù sống trong không khí lễ hội, tham gia tiệc tùng ăn mừng, bạn vẫn cảm thấy sợ hãi khi nghĩ về mục tiêu năm sau, các công việc phải thực hiện sau Tết.

Stylist.co.uk đã phân tích về nguyên nhân và cách đối phó với hiện tượng tâm lý này.

Tại sao bạn sợ năm mới?

Chuyên gia tâm lý Catherine Hallissey cho biết nỗi lo lắng trước thềm năm mới bắt nguồn từ nhiều yếu tố, bao gồm lịch trình dày đặc, mất cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân, áp lực tài chính.

Nhiều người đặt kỳ vọng cao cho bản thân, mong muốn có những bước tiến bộ vượt bậc trong năm mới. Chính sự tham vọng tạo ra tâm lý căng thẳng xuyên suốt kỳ nghỉ Tết.

Chúng ta luôn đặc biệt bận rộn trước Tết và giao thừa. Sau khi tất bật tiệc tùng tất niên, cúng bái, bạn sẽ nhận thấy những ngày lễ tiếp theo trôi qua khá chậm, tẻ nhạt.

Sự tương phản đột ngột này khiến nhiều người cảm thấy hoang mang, tìm cách lấp đầy thời gian trống. Họ không thể thoải mái nghỉ ngơi, thư giãn bên gia đình, bạn bè và liên tục lo lắng về năm mới.

so nam moi anh 1

Nỗi sợ năm mới bắt nguồn từ sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, sự thay đổi lịch trình đột ngột. Ảnh minh họa: Alex Green/Pexels.

Đối phó với nỗi sợ năm mới

Đầu tiên, bạn cần nâng cao nhận thức bản thân. Xác định nguyên nhân dẫn đến nỗi lo sợ của bạn là bước đầu để đối phó với vấn đề tâm lý này.

Chuyên gia tâm lý Jacqueline Carson khuyến khích bạn tập trung vào hiện tại thay vì nghĩ quá nhiều về tương lai. Việc xây dựng thời gian biểu chi tiết hàng ngày giúp bạn không hoang mang khi thức dậy mỗi sáng.

Khi nỗ lực hoàn thành kế hoạch đã đặt ra từng ngày, bạn sẽ bớt lo âu, sợ hãi về tương lai xa. Tuy nhiên, bạn cũng không cần xây dựng thời khóa biểu quá nghiêm ngặt, chặt chẽ, tự tạo áp lực không cần thiết cho chính mình.

Theo Carson, bạn nên dành nhiều thời gian cho bản thân vào thời điểm này. Kỳ nghỉ lễ tạo cơ hội hiếm hoi cho bạn chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất một cách toàn diện.

so nam moi anh 2

Dành thời gian cho gia đình và bản thân là lời khuyên được chuyên gia tâm lý đưa ra cho những người phải đối phó với nỗi sợ năm mới. Ảnh minh họa: Liza Summer/Pexels.

Để tránh cảm thấy lãng phí thời gian, bạn có thể tập thể dục, thiền định và đọc sách - những hoạt động không thể thực hiện thường xuyên trong năm.

Cuối cùng, Hallissey nhấn mạnh rằng bạn cần sống chậm lại để cảm nhận tình yêu thương của gia đình, bạn bè trong những ngày đặc biệt này. Nếu sinh sống và làm việc xa nhà, đây là dịp hiếm hoi bạn không phải ở một mình.

Những việc nên hoàn thành trước kỳ nghỉ Tết

Để thực sự tận hưởng mùa Tết Nguyên đán, bạn nên dành thời gian dọn dẹp màn hình máy tính cá nhân. Bên cạnh đó, dù không tìm việc, cập nhật CV cũng là lựa chọn tốt.

Nhớ sống hạnh phúc nhé! Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm