Trải qua thăng trầm lịch sử hơn 200 năm, nhà cổ Tấn Ký vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc độc đáo, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách khám phá vẻ đẹp cổ kính của phố cổ Hội An xưa.
Quanh năm, lúc nào ngôi nhà cổ Tấn Ký cũng tấp nập du khách. Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1741, nơi đây đã có tới 7 thế hệ dòng họ Lê sinh sống. Đến đời thứ 2, các cụ lấy tên hiệu là Tấn Ký để kinh doanh, buôn bán nông sản. Mặt trước ngôi nhà thông ra phố Nguyễn Thái Học để mở hiệu buôn, mặt sau thông ra phía bờ sông, trên phố Bạch Đằng để thuận tiện cho việc nhập hàng hóa.
Gỗ là nguyên liệu chính được chủ nhà sử dụng, bên cạnh gỗ còn có loại đá và gạch Bát Tràng, vào mùa hè thì mát, mùa đông ấm áp.
Hiện nhà cổ Tấn Ký còn lưu giữ được nhiều hoành phi, liễn đối, trong đó có nhiều bức tuyệt đẹp như: "Tích đức lưu tôn" (dạy bảo con cháu giữ đức tốt cho thế hệ sau); "Tâm thường thái" (giữ tâm luôn yên tĩnh).
Mái của phòng khách ngôi nhà được làm bằng gỗ mít, theo lối kiến trúc “mái vì võ cua” giúp mở rộng không gian phòng khách. Nhiều họa tiết hoa văn được chạm trổ tinh xảo, mang đầy ý nghĩa nhân văn như: Cuộn thơ, cây bút, hòm sách,… mà chủ nhân mong ước cháu con muôn đời có nhiều kiến thức.
Khu vực bên trong gian đầu tiên có nơi trưng bày cổ vật và thuyền buồm, biểu tượng thương cảng Hội An sầm uất từ 400 năm trước. Nhà cổ Tấn Ký là nhà cổ đầu tiên vinh dự được cấp bằng di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1990 và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ngôi nhà cổ này thường hân hạnh đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, chính khách trong và ngoài nước. Nhiều đoàn làm phim trong nước, quốc tế cũng từng chọn bối cảnh ngôi nhà cổ này để đóng phim.
Nhà cổ Tấn Ký từng hứng chịu những trận lụt lịch sử, trong đó đỉnh điểm là năm 1964, nước ngập cao tới trần tầng một. Thế nhưng những ngôi nhà cổ vẫn còn nguyên vẹn, như thách thức với thời gian.
Ngôi nhà còn lưu giữ một bộ liễn đối "Bách Điểu" được giới khảo cổ xem là độc nhất vô nhị Việt Nam. Liễn đối Bách Điểu được viết bằng 100 nét, mỗi nét là một con chim cất cánh.
Chiếc giường cổ đen óng, chạm trổ hoa văn tinh xảo....
Hay chân đế được chạm khắc công phu để thau đồng chứa nước phục vụ vệ sinh của dòng họ Lê.
Thau đồng dùng đựng nước rửa tay, vật dụng sinh hoạt thể hiện sự giàu sang, quý phái của dòng họ Lê trưng bày ở nhà cổ Tấn Ký.
Hòm gỗ dùng chứa vàng, bạc của dòng họ Lê.
Trong nhiều cổ vật ở nhà cổ Tấn Ký có chiếc “Chén Khổng Tử”, báu vật vô giá gắn với tích xưa về Khổng Tử, khuyên con người phải biết kiềm chế hành vi, giữ mình ở trạng thái trung hòa, không thái quá.
Ngôi nhà mang kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ, khắp nơi đều không có cửa sổ, nơi đón ánh sáng duy nhất của ngôi nhà là "giếng trời" ở khu vực giữa gian nhà.
Không chỉ có "giếng trời" điều hòa ánh sáng, giữa gian nhà còn có giếng cổ quanh năm có nguồn nước ngọt, mát trong lành.
Nhà cổ Tấn Ký được làm bởi những nghệ nhân có đôi bàn tay khéo léo nhất làng mộc Kim Bồng nổi tiếng của Quảng Nam. Các họa tiết, hoa văn, cấu trúc trên ngôi nhà đều mang những ý nghĩa, thông điệp đầy màu sắc, triết lý phương Đông.
Trong ngôi nhà còn có bản trích dịch Văn bia tại mộ ông Lê Tấn Ký, người thành lập Hiệu buôn Tấn Ký. Văn bia tóm lượt câu chuyện lay động lòng người về cậu bé Công mồ côi nhờ ý chí tự lập mà trở thành người có danh vọng, thương yêu, giúp đỡ người nghèo, được nhân dân trong vùng quý mến.
Bình gốm cổ, bàn ủi con gà làm bằng đồng... được trưng bày trong nhà.
không gian phía sau ghi lại các cột mốc lũ lụt gây ngập ngôi nhà cổ và bày bán các sản phẩm lưu niệm cho du khách đến thăm.
Ngôi nhà cổ còn dành riêng không gian để du khách khắp nơi trên thế giới để lại card visit lưu dấu kỷ niệm của mình từng đến thăm ngôi nhà cổ, dấu ấn riêng biệt trong kiến trúc độc đáo nhà của Việt Nam.
Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski sáng 9/11, đáp xuống sân bay Đà Nẵng trên chuyến bay thương mại của hãng Dragon Air. Đại diện Hong Kong Trung Quốc cũng đi chuyến này.
Trên đường lái xe từ TP.HCM về Nam Định ăn Tết, gia đình Thúy Minh tranh thủ ghé thăm Quy Nhơn và Huế. Chuyến du lịch kết hợp về quê được cho là thuận tiện, tiết kiệm hơn.