![]() |
Nữ YouTuber bức xúc vì dù đã gọi 2 suất ăn, cô vẫn bị nhân viên móc mỉa chỉ sau 20 phút ngồi ăn. Ảnh: Younanhee. |
Bức ảnh chụp thư xin lỗi dán trước cửa nhà hàng bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội Hàn Quốc hôm 20/7 với nội dung: “Chúng tôi xin lỗi vì đã gây rắc rối. Từ nay, chúng tôi sẽ đón tiếp khách hàng một cách thân thiện và nhẹ nhàng hơn. Chúng tôi xin lỗi”.
Ồn ào nổ ra khi một nữ YouTuber đăng tải video hôm 3/7 với tiêu đề: “Đi ăn một mình, gọi 2 suất, nhưng bị hối thúc chỉ sau 20 phút”. Trong video, cô cho biết nhà hàng nói không nhận khách đi ăn một mình, nên đã gọi 2 suất ăn.
Dù không có ai xếp hàng chờ bên ngoài và vẫn còn khách đang ăn, nhân viên nhà hàng đã bắt đầu gây áp lực cho nữ YouTuber. Với giọng điệu khá gay gắt và thiếu kiên nhẫn, nhân viên nói những câu như: “Không phải chỉ mình cô đến đây”, “Cô cần ăn nhanh lên”, và “Nếu cứ ngồi lì thế này thì bao nhiêu thời gian cho vừa”.
Khi YouTuber giải thích cô mới chỉ ăn được 20 phút và đã gọi 2 suất, nhân viên đáp lại với thái độ mỉa mai: “Thì sao? Có 20.000 won thôi mà” (khoảng 15 USD).
Bức xúc, nữ YouTuber ngừng ăn và quyết định đi về. Mặc dù nhà hàng nói không cần trả tiền, cô vẫn chuyển khoản thanh toán trước khi rời đi. Trước sự việc, nhà hàng này từng được giới thiệu là một trong những quán ăn nổi bật ở Yeosu trong một chương trình YouTube.
Khi làn sóng chỉ trích từ công chúng gia tăng, chính quyền thành phố Yeosu đã tiến hành kiểm tra thực tế vào ngày 16/7. Chủ nhà hàng nói với các quan chức rằng đoạn video đã được quay mà không có sự đồng ý, trong khi giọng nói lớn của nhân viên quán có thể đã gây ra hiểu lầm.
Hôm 17/7, thành phố gửi thông báo chính thức đến hơn 5.000 nhà hàng trong khu vực, kêu gọi không ép khách đi một mình phải gọi 2 phần ăn, cho phép khách tự chọn chỗ ngồi và đảm bảo thời gian ăn uống đầy đủ cho khách.
Theo nhà tâm lý học xã hội Jonathan Haidt, trẻ em và thanh thiếu niên ngày nay phải đối mặt với một loại áp lực mà các thế hệ trước không hề biết đến: áp lực từ những lượt thích, bình luận và sự so sánh không hồi kết trên mạng xã hội. Điều này tạo ra một vòng xoáy độc hại, nơi lòng tự trọng bị gắn chặt với những con số ảo thay vì giá trị thực tế.