Không ít cơ sở kinh doanh ăn uống ở Mỹ đặt ra quy định thực khách chỉ được dùng bữa trong 1,5 tiếng. Ảnh minh họa: New York Post. |
Vài tuần trước, Christina Izzo (33 tuổi) đi chơi với cùng bạn bè tại Ye's Apothecary, một nhà hàng kiêm quán rượu Tứ Xuyên, mới khai trương ở khu Chinatown của thành phố New York (Mỹ) vào năm ngoái. Mức giá dao động 12-15 USD cho một phần ăn nhỏ.
Nhóm bạn tận hưởng một buổi tối vui vẻ, vừa ăn uống, vừa trò chuyện. Cho đến khi muốn gọi thêm đồ ăn, họ liền bị nhân viên từ chối. Lý do là thời hạn 90 phút dùng bữa của Izzo và các bạn đã sắp kết thúc. Cô không giấu nổi sự tức giận.
“Nói gần giống như việc bị vệ sĩ tống ra khỏi hộp đêm sau khi gây gổ, đánh nhau trên sàn nhảy”, Izzo, một biên tập viên sống ở khu dân cư Upper West Side (New York, Mỹ), chia sẻ với New York Post.
Christina Izzo sốc khi một số nhà hàng ở New York áp dụng giới hạn thời gian dùng bữa, thường khoảng 90 phút. Ảnh: Christina Izzo. |
Dường như những quan niệm truyền thống trong ngành dịch vụ F&B đang dần thay đổi. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, các nhà hàng đã áp đặt giới hạn thời gian nghiêm ngặt cho mỗi bàn. Điều này có thể hiểu được bởi họ phải hạn chế cả không gian lẫn đội ngũ nhân sự.
Nhưng sau vài năm, nhiều nhà hàng có tiếng ở Mỹ vẫn giữ nguyên thói quen này khi đối mặt với biên lợi nhuận bị thu hẹp và nhu cầu xoay chuyển tình thế nhanh chóng.
Trong khi đó, thực khách, những người cuối cùng cũng được thoải mái ăn uống cùng gia đình và bạn bè, lại cảm thấy không hài lòng.
Gần đây, Izzo cũng gặp một trải nghiệm tương tự tại Torrisi Bar and Restaurant, một địa điểm mới náo nhiệt trên phố Mulberry. Khi cô và bạn bè vừa ngồi vào bàn, một nhân viên phục vụ liền thông báo rằng họ chỉ có 90 phút để dùng bữa.
Nhà hàng Ye's Apothecary (trái) và Torrisi Bar and Restaurant đều không trả lời yêu cầu bình luận của New York Post. Ảnh: Paul Martinka. |
Nhà hàng chỉ tạo điều kiện thêm cho nhóm bạn này khi Izzo nói rằng họ định gọi các món ăn Mỹ - Italy đắt tiền, bao gồm mì ống với nghêu (29 USD) và gà alla griglia (39 USD).
Izzo cho rằng việc đặt giới hạn thời gian đã “vượt khỏi tầm kiểm soát”, bởi thật khó để 3 người hoàn thành bữa ăn nhiều món trong vòng 1,5 giờ đồng hồ.
Mariel Rivera Hauck (35 tuổi), làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, cũng tức giận vì những hạn chế kỳ lạ.
Gần đây, cô dùng bữa tối cùng 8 người bạn tại nhà hàng Quality Italian. Khoảng hơn 2 tiếng sau, cả nhóm bị nhân viên phục vụ yêu cầu rời khỏi bàn ăn.
Họ phải di chuyển sang khu vực quầy bar của nhà hàng. Để làm dịu cơn giận dữ của nhóm thực khách, quán đã mời mỗi người một ly đồ uống miễn phí.
“Đây là lần đầu tiên tôi gặp trường hợp này trong suốt thời gian sinh sống và ăn uống ở thành phố New York”, Rivera Hauck chia sẻ.
Vài tuần sau, cô trở lại nhà hàng này, nơi nổi tiếng với món bánh pizza nhân gà 76 USD/chiếc. Thế nhưng, tình trạng vẫn lặp lại tương tự. Rivera Hauck tức giận vì cô đã chi nhiều tiền để hưởng dịch vụ của nhà hàng.
Nhà hàng Quality Italian không trả lời yêu cầu bình luận của New York Post.
Quality Italian có chính sách thời gian ăn uống cho từng nhóm khách 1-2 người, 3-6 người và từ 7 người trở lên. Ảnh: Gabi Porter. |
Trên trang web đặt chỗ, phần thông tin của nhà hàng có lưu ý rằng các nhóm khách 2 người chỉ có 90 phút để dùng bữa, trong khi giới hạn thời gian của nhóm 3-6 người là 120 phút, còn các nhóm lớn hơn là 150 phút.
Andrew Rigie, Giám đốc điều hành của NYC Hospitality Alliance, một hiệp hội phi lợi nhuận đại diện cho các nhà hàng và cơ sở giải trí về đêm ở New York, cho biết việc đặt giới hạn thời gian là một hành động cân bằng.
Một mặt, ông bày tỏ sự cảm thông về việc các nhà hàng áp dụng phương pháp này trong bối cảnh kinh doanh khó khăn. Mặt khác, ông nhấn mạnh rằng chất lượng dịch vụ và lòng hiếu khách vẫn rất cần thiết.
“Chúng ta hãy xem chính sách này có thể duy trì bao lâu sau đại dịch”, ông nói với New York Post.
Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới
Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.