San Pedro được mệnh danh là nhà tù lớn nhất ở thủ phủ La Paz của Bolivia, là chốn “dung thân” của 3.000 phạm nhân nguy hiểm bậc nhất. Cuộc sống bên trong San Pedro không giống với bất kỳ nhà tù nào trên khắp thế giới. Thay vì phải đối mặt với 4 bức tường giam nhàm chán mỗi ngày, tù nhân được làm việc, mua hoặc thuê chỗ ở, thậm chí sống chung với gia đình. Ảnh: Danielle Almeida Pereira. |
Tại trại giam kỳ lạ nhất Nam Mỹ, tù nhân phải trả tiền cho để “thuê phòng” bằng cách lao động chân tay. Công việc chủ yếu là nghề mộc, giặt là hay đánh giày dép. Thậm chí, họ còn công khai sản xuất ma túy để kiếm sống. San Pedro được mệnh danh là nơi chưng cất và tiêu thụ ma túy đá tinh khiết nhất trong đất nước nhỏ bé và lạc hậu này. Ảnh: Christian Science Monitor. |
Nhà tù như một xã hội thu nhỏ, gồm những khung cảnh thú vị. Những đứa trẻ hồn nhiên nô đùa gần nơi sinh sống của ông trùm giết người, kẻ hiếp dâm. Quần áo của các hộ gia đình được phơi thành nhiều hàng, phủ đầy màu sắc sặc sỡ dọc ban công. Ảnh: Danielle Almeida Pereir. |
Nhà hàng, tiệm cắt tóc, nhà nghỉ hoạt động náo nhiệt, như một bức tranh tái hiện cuộc sống thường ngày của người dân ở vùng ngoại ô La Paz nghèo nàn ở Bolivia, chứ không phải trong một nhà tù khắc nghiệt. Ảnh: Danielle Almeida Pereir. |
Gia đình các phạm nhân cho rằng những đứa trẻ lớn lên trong nhà tù sẽ ít phải đối mặt với những cám dỗ, cạm bẫy, sự phân biệt đối xử của cuộc sống bên ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng thường là nạn nhân của tình trạng bạo lực và xâm hại tình dục ở San Pedro. Ảnh: La Paz Life. |
Khoảng 200 đứa trẻ sinh sống hiện sinh sống cùng gia đình tại San Pedro. Chúng đi học trong nhà trẻ, trường học ở gần nhà tù. Bên cạnh đó, phụ nữ là cầu nối quan trọng giữa San Pedro với thế giới bên ngoài. Họ mua bán các vật dụng tại các gian hàng ở chợ La Paz để phụ giúp chồng. Ảnh: Danielle Almeida Pereir. |
Tù nhân và gia đình của họ được lựa chọn “tổ ấm” và “hàng xóm” mà họ muốn sống cùng trong khoảng thời gian lĩnh án. Ảnh: Danielle Almeida Pereir . |
Ngoài San Pedro, La Paz cũng có nhà tù chuyên giam phạm nhân nữ ở Miraflores. Nếu như nhà tù Miraflores họat động dưới sự giám sát của cảnh sát và được coi là một nơi cẩn mật, thì San Pedro không có quản giáo, thậm chí không có song sắt trên cửa sổ phòng giam. Ảnh: Danielle Almeida Pereir. |
Những kẻ vào đây vì tội hiếp dâm sẽ bị “hội đồng tù nhân” trừng trị thích đáng, không khoan nhượng. Phía trong nhà tù tồn tại chiếc giếng “tử thần”, nơi xử tội những tên ấu dâm bằng roi điện hoặc thanh gỗ có đinh. Ảnh: AP. |
Năm 1986, kinh tế Bolivia kiệt quệ do cuộc khủng hoảng tài chính. Để cứu vãn tình thế, tất cả các thể chế công được tư nhân hoá. Xã hội thu nhỏ trong San Pedro bị phân biệt đẳng cấp. Trả khoản tiền 1.000-1.500 USD, tù nhân sẽ được giam trong căn phòng rộng rãi, đầy đủ tiện nghi. Phạm nhân “VIP” được phép gặp và nhận tiếp tế từ gia đình thường xuyên. Ảnh: BBC. |
Cũng như xã hội bên ngoài, tù nhân càng có nhiều tiền, cuộc sống của họ càng sung sướng. Các chính trị gia bị bắt giam và trùm ma túy “giàu có” được sống trong những căn hộ sang trọng với phòng tắm riêng, nhà bếp, truyền hình cáp và bồn tắm nước nóng, trong khi những tù nhân nghèo cùng gia đình sống tại những căn phòng ẩm thấp, chật chội. Ảnh: Vice. |
Đặc biệt, nhà lao San Pedro còn là địa điểm thu hút khách du lịch bụi từ khắp nơi trên thế giới. Họ có thể trả vé vào cửa tham quan, nộp lại hộ chiếu và trải nghiệm cảm giác mua bán cocaine, gặp gỡ những tù nhân khét tiếng. Ảnh: Christian Science Monitor. |