Để xác định sớm tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ, so sánh với biểu đồ tăng trưởng BMI. Đây là chỉ số được khuyến cáo sử dụng bởi các hiệp hội y khoa nổi tiếng như CDC, WHO,…
Không dễ nhận biết tình trạng thừa cân ở trẻ nhỏ
Kết quả nghiên cứu năm 2019 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia chỉ rõ hơn 40% trẻ tiểu học thành thị bị thừa cân, béo phì. Trong khi đó, báo cáo “Phòng chống thừa cân và béo phì ở trẻ nhỏ: Phân tích toàn cảnh và các hành động ưu tiên tại Việt Nam” công bố tháng 6/2021 của UNICEF cho thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ nhỏ tại Việt Nam có xu hướng tăng theo độ tuổi, từ 7% ở bé dưới 5 tuổi đến 19% ở trẻ 5-19 tuổi.
UNICEF nhấn mạnh nếu không can thiệp, ước tính đến năm 2030, Việt Nam có khoảng 1,9 triệu trẻ em béo phì. Đây là con số đáng báo động về tình trạng thừa cân ở trẻ nhỏ.
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn - Phó tổng thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tình trạng thừa cân, béo phì gia tăng ở trẻ nhỏ bởi cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Điều đáng nói là trong số các nguyên nhân chủ quan, có đến 53% phụ huynh không biết con mình thừa cân, béo phì (theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc năm 2019-2020 của Bộ Y tế).
Phụ huynh khó có thể đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ nếu chỉ quan sát hình thể. |
Vị Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam nhận định việc đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ là bài toán khó với nhiều bậc phụ huynh.
Giải thích rõ hơn về vấn đề trên, ông dẫn chứng: “Nếu một em bé có cân nặng vượt chuẩn kèm chiều cao vượt chuẩn, nhìn qua phát triển đồng đều thì không thể gọi béo phì. Cũng có trường hợp bố mẹ so thể trạng của con với bạn đồng trang lứa. Với cân nặng bằng nhau nhưng chiều cao của con thấp hơn, trẻ sẽ trông béo hơn”.
Do đó, thay vì chỉ theo dõi cân nặng hoặc chiều cao tách biệt, lời giải cho bài toán nhận biết thừa cân, béo phì sớm ở trẻ nhỏ là chỉ số tương quan chiều cao và cân nặng theo độ tuổi.
Chỉ số khối cơ thể BMI - thước đo thể trạng của trẻ
Một trong những cách chuẩn xác để phát hiện tình trạng thừa cân, béo phì sớm theo TS.BS Trương Hồng Sơn là đánh giá thể trạng của trẻ thông qua chỉ số cân nặng theo chiều cao (hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể BMI - Body Mass Index).
BMI được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1832 bởi nhà khoa học người Bỉ Adolphe Quetelet. Công thức tính dựa vào hai chỉ số là chiều cao và cân nặng: BMI = Cân nặng/(Chiều cao x Chiều cao), đơn vị tính là xentin. Đây cũng là phương pháp thông dụng được WHO khuyến khích áp dụng.
Chỉ số khối cơ thể BMI được tính theo giới và tuổi của trẻ. |
Từ năm 1995, theo quy ước của WHO, BMI được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ vị thành niên. Do đặc điểm của lứa tuổi này là cơ thể đang tăng trưởng, chiều cao chưa ổn định nên không thể dùng một ngưỡng BMI như người trưởng thành, thay vào đó tính theo giới và tuổi của trẻ.
Ngưỡng BMI theo tuổi được đánh giá qua 3 mốc: < 5 xentin (< 5 percentile) tức là gầy hoặc thiếu dinh dưỡng; >= 85 xentin được coi là thừa cân; >= 85 xentin, bề dày lớp mỡ dưới da cơ tam đầu và dưới xương bả vai trên 90 xentin được coi là béo phì.
Ngưỡng BMI theo tuổi dựa trên quy ước của WHO. |
Tại Việt Nam, một số ứng dụng, công cụ miễn phí hỗ trợ phụ huynh tính BMI cho trẻ, đơn cử là website nangtamvocviet.vn của Nutifood. Bố mẹ có thể tra cứu chỉ số cơ thể của con dựa trên ngày - tháng - năm sinh, chiều cao, cân nặng.
Thông qua chỉ số BMI, bố mẹ sẽ đánh giá được tình trạng thể chất của trẻ, từ đó cân đối chế độ dinh dưỡng cũng như thời gian vận động. Đối với trẻ trong độ tuổi tăng trưởng, khi phát hiện con có BMI cao dẫn đến nguy cơ thừa cân hoặc đã béo phì, bác sĩ Trương Hồng Sơn khuyến cáo bố mẹ nên cung cấp đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện thay vì chỉ tập trung duy trì cân nặng.
Cũng theo Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, một trong những nguyên tắc điều trị và kiểm soát cân nặng cho trẻ béo phì hoặc có nguy cơ thừa cân là chọn sữa năng lượng thấp, hàm lượng vi khoáng cao.
Bố mẹ nên tham khảo các sản phẩm đặc trị, được nghiên cứu phù hợp với thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam. Hiện nay nhiều mẹ tin dùng sản phẩm Nutifood GrowPLUS+ Trắng - dòng sữa đặc trị cho trẻ có nguy cơ hoặc đang thừa cân, béo phì. Sữa có hệ chất xơ polydextrose + FOS, đạm cao, giảm chất béo giúp kiểm soát cân nặng.
Ngoài công dụng hạn chế tình trạng vượt ngưỡng cân nặng, Nutifood GrowPLUS+ Trắng còn bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu để trẻ phát triển toàn diện theo chuẩn BMI. Theo đó, sản phẩm cung cấp 29 vitamin và khoáng chất với hàm lượng canxi, photpho, vitamin D3, vitamin K2, DHA dồi dào từ tảo, hỗ trợ tăng cường chiều cao và phát triển trí não vượt trội.
Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện dự án truyền thông “Phòng, chống thừa cân béo phì ở trẻ em Việt Nam” nhằm nâng cao nhận thức về dinh dưỡng phòng, chống thừa cân béo phì ở trẻ em. Là thương hiệu của Nutifood Sweden, được nghiên cứu và phát triển dựa trên đặc thù dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, Nutifood GrowPLUS+ Trắng với công thức hệ chất xơ Fiber Balance độc quyền từ Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển kết hợp cùng 29 loại vitamin, khoáng chất thiết yếu và DHA từ tảo giúp con kiểm soát cân nặng, cao lớn chuẩn BMI và thông minh vượt trội.
Bình luận