Theo thống kê của viện chiến lược CNTT, 72% trong số những sinh viên ngành CNTT được khảo sát ngẫu nhiên không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm. Đặc biệt, số sinh viên không thành thạo ngoại ngữ chiếm đến 70%. Những bất cập này kéo theo nhiều tốn kém về chi phí khi có đến 77,2% doanh nghiệp buộc phải đào tạo lại nhân viên trong giai đoạn đầu làm việc.
Thực tế, những tập đoàn lớn tại Việt Nam khi được hỏi đều bày tỏ lo ngại chung về tình trạng thiếu hụt chuyên viên CNTT chất lượng cao có kiến thức quản trị tổng quát và có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc.
Chị Mỹ Ngọc, lập trình viên của một tập đoàn công nghệ Mỹ có trụ sở tại Việt Nam chia sẻ: Tuy dành đa phần thời gian làm việc với máy tính, tôi và đồng nghiệp vẫn được công ty khuyến khích và hỗ trợ học thêm các chương trình nâng cao tiếng Anh nhằm tăng hiệu quả giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng nước ngoài”.
Sinh viên có nhiều cơ hội thực hành và thảo luận với giảng viên. |
Thêm vào đó, với tầm nhìn lâu dài, các doanh nghiệp lớn thường e dè trước các sinh viên CNTT chưa được đào tạo tốt về kỹ năng quản lý dự án cũng như kỹ năng lãnh đạo, những yếu tố rất cần thiết cho sự thăng tiến trong ngành. Nhiều sinh viên CNTT ra trường dù có chuyên môn, ý tưởng nhưng gặp khó khăn trong việc trình bày và thuyết phục khách hàng, đây cũng là lý do vì sao nhiều lãnh đạo trong các công ty CNTT hiện nay lại tốt nghiệp từ các ngành kinh doanh.
Theo đánh giá của nhiều nhà tuyển dụng, giữa hàng loạt cơ sở giảng dạy CNTT ở nước ta hiện nay, đại học RMIT Việt Nam được đánh giá là một trong số những trường đào tạo CNTT với đầu ra đạt chất lượng tốt và đồng đều cả về kiến thức lẫn kỹ năng.
Giải thích cho điều này, Nguyễn Thành Luân, sinh viên đang học tại trường cho biết: “Đăng ký học chương trình cử nhân Công nghệ thông tin tại RMIT Việt Nam và tham gia câu lạc bộ CNTT là trải nghiệm tuyệt vời. Môi trường ở đây không chỉ giúp tôi trau dồi, thực hành kỹ năng chuyên môn, tư duy logic và lập trình, mà còn rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lên kế hoạch, kỹ năng lãnh đạo và các kỹ năng mềm hữu ích khác nữa”.
Chính vì những lý do trên, các sinh viên CNTT tốt nghiệp từ đại học RMIT Việt Nam đã vượt qua những đòi hỏi khắt khe về kiến thức và kỹ năng khi ứng tuyển vào làm việc hoặc thực tập tại những tập đoàn hàng đầu trong nước và quốc tế như Intel, IBM, Microsoft, Oracle, Nokia, Fujitsu, CSC, Global CyberSoft, TMA Solutions, FPT, International IT Services, Avenue IT Business Solutions, và TRG International.
“Trong một môi trường mà sinh viên luôn được tương tác, thảo luận và thậm chí tranh luận trực tiếp với giảng viên và bạn học, sự khác biệt về nhu cầu học hỏi của từng sinh viên luôn được tôn trọng, tôi thấy mình có động lực để đào sâu tìm hiểu kiến thức từ nhiều nguồn, nhiều góc độ, học tập theo cách của mình chứ không bị giới hạn trong một khuôn mẫu nào”, anh Nguyễn Nam Khang, cựu sinh viên CNTT tại RMIT Việt Nam và hiện là trưởng đại diện chi nhánh Việt Nam của công ty phần mềm Hong Kong Cogini, chia sẻ.
Với thành công được minh chứng, cũng như nhận thấy nhu cầu nhân lực CNTT nước ta sẽ tiếp tục duy trì sức “nóng” trong tương lai, trường Việt Nam quyết định giảng dạy chương trình cử nhân CNTT tại cơ sở Hà Nội, tạo điều kiện cho các bạn trẻ thủ đô đam mê tin học dễ dàng tiếp cận với những kiến thức CNTT mới nhất.
Sinh viên học nhóm trong phòng lab hiện đại. |
Tiến sĩ Anna Shillabeer, trưởng phòng đào tạo bộ môn Công nghệ thông tin đại học RMIT Việt Nam cho biết: “Tại trường, chúng tôi không chỉ đào tạo hoàn toàn bằng Anh ngữ những kiến thức CNTT chuyên sâu được cập nhật trên toàn cầu, mà còn trao cho sinh viên những hình dung rõ nhất về môi trường làm việc thực tế bằng những dự án, những tình huống cụ thể giúp sinh viên hiểu và nắm bắt được vai trò của IT trong cuộc sống, trong một doanh nghiệp, hoặc thậm chí là một tập đoàn quy mô lớn”.
Chương trình cử nhân CNTT tại RMIT Việt Nam cơ sở Hà Nội sẽ chính thức tuyển sinh vào tháng 10 năm nay. Bằng việc cho phép sinh viên lựa chọn một trong hai chuyên ngành phụ đang rất “hút” của thị trường lao động là “Lập trình ứng dụng” và “Thiết kế truyền thông đa phương tiện”, chương trình sẽ góp phần không nhỏ trong việc bổ sung nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao đang thiếu hụt trầm trọng cho thị trường Việt Nam.
Lễ ra mắt chương trình diễn ra vào thứ năm, ngày 17/10 sẽ là cơ hội để các phụ huynh và học sinh tìm hiều thêm về ngành cử nhân CNTT, trao đổi với giảng viên, cựu sinh viên RMIT và các chuyên gia hàng đầu trong ngành. Truy cập website www.rmit.edu.vn để biết thêm thông tin.
Tư liệu: RMIT