Câu 1: Trạng nguyên nước Việt nào gắn liền giai thoại "làm 100 bài thơ cùng lúc"?
Theo sách “Kể chuyện thần đồng Việt Nam”, một lần vào dịp Tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng), vị quan lớn họ Lê treo đèn, đặt tiệc, mời văn nhân đến nhà bình thơ. Hồ Tông Thốc bấy giờ còn nhỏ, cũng đến dự. Khi đề vừa đưa ra, ông làm liên tiếp 100 bài thơ, trong khi mọi người còn suy nghĩ chưa ra. Từ đó, tiếng tăm của ông vang danh khắp vùng, giới văn nhân không ai không kính phục. |
Câu 2: Trạng nguyên viết tên 100 danh thần Trung Quốc chỉ bằng 2 câu thơ?
Năm 1667, Nguyễn Quốc Trinh đi sứ phương Bắc, được vua Thanh mời thi viết tên 100 danh thần của Trung Quốc với sứ Cao Ly. Trong khi sứ Cao Ly cặm cụi viết, ông chỉ ngồi chơi. Khi sứ thần nước bạn gần xong, ông mới viết hai câu thơ: “Cửa Khổng có bảy mươi hai hiền nhân / Vân Đài ghi hai mươi tám tướng giỏi”. Hai câu thơ ngắn vừa đủ 100 danh thần Trung Quốc, vua Minh khâm phục, phong ông làm Lưỡng quốc danh thần. |
Câu 3: Trạng nguyên duy nhất từng viết cả sách văn lẫn sách toán?
Lương Thế Vinh được biết đến là một trong những trạng nguyên toàn năng nhất trong lịch sử. Tài năng của ông trải đều cả văn học lẫn toán học. Về văn học, ông từng sáng tác nhiều thơ, văn, viết sách lịch sử, phật học, chèo… Với toán học, ông viết 2 cuốn nổi tiếng gồm: Đại Thành toán pháp và Khải minh toán học. |
Câu 4: Ai từng viết hơn 40 bộ sách?
Nguyễn Huy Oánh quê Can Lộc, Hà Tĩnh, là thám hoa để lại hơn 40 bộ sách về nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lịch sử khoa bảng, không có vị thám hoa nào có thành tích tương tự. |
Câu 5: Vị bảng nhãn phụ trách xuất bản sách của triều Hậu Lê?
Bảng nhãn Lê Quý Đôn (1726-1784) không chỉ biên soạn nhiều sách về các lĩnh vực khác nhau. Ông cũng từng được bổ dụng làm Bí thư các, chuyên lo việc xuất bản sách vở thời Lê. Năm 1762, ông được thăng chức Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, rồi làm Học sĩ ở Bí thư các để duyệt kỷ sách vở nhà Hậu Lê trước khi được in khắc. |
Câu 6: "Lập thành toán pháp" là sách của nhà khoa bảng nào?
Cùng Đại Thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu được xem là một trong 2 công trình toán học tiêu biểu nhất của nước ta thời phong kiến. |
Câu 7: Thám hoa đầu tiên viết sách về lịch sử?
Lê Văn Hưu đỗ bảng nhãn năm 1247, là bảng nhãn đầu tiên trong sử Việt. Sau này, ông cũng là người viết cuốn Đại Việt sử ký, chính sử đầu tiên của nước ta. |