Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhân vật truyện tranh Nhật cũng mặc áo dài

Các họa sĩ Nhật đã đưa áo dài truyền thống Việt Nam vào truyện tranh manga và hoạt hình.

Nhân vật truyện tranh Nhật cũng mặc áo dài

Các họa sĩ Nhật đã đưa áo dài truyền thống Việt Nam vào truyện tranh manga và hoạt hình.

Áo tứ thân, áo dài cung đình và áo dài nữ sinh.

Manga/anime Nhật Bản không còn xa lạ đối với người Việt Nam. Cuộc sống đa dạng được tái hiện dưới những nét vẽ ngộ nghĩnh, độc đáo đã làm mê hoặc hàng triệu người trên thế giới. Đây được xem như là một cách PR khôn ngoan của nước Nhật khi mang văn hóa Nhật, con người Nhật đến gần hơn với bạn bè thế giới.

Đa phần manga/anime Nhật tập trung phác họa đất nước của họ, nhưng ít ai biết rằng, Việt Nam cũng được các họa sĩ Nhật lấy làm cảm hứng sáng tác. Thậm chí, hình ảnh Việt Nam được thể hiện theo phong cách Nhật Bản khiến không ít người Việt phải ngỡ ngàng bởi sự mới lạ và độc đáo.

Nhân vật Misaka Worst trong truyện Shinyaku Toaru Majutsu no Index.
Manhwa Aspirin trong bộ truyện cùng tên.
Hình ảnh trong "Fantastic World" Butterfly Dream.
Saya trong anime Blood+.

Áo dài Việt Nam là nét văn hóa tiêu biểu được đưa vào manga Nhật Bản nhiều nhất bởi áo dài đã trở thành truyền thống và biểu tượng cho phái đẹp của đất nước hình chữ S. Áo dài xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống thường nhật Việt Nam, từ nữ sinh cấp 3, giáo viên dạy học đến nhân viên tiếp tân, giao dịch viên ngân hàng, tiếp viên hàng không…

Với hình ảnh thướt tha, vừa kín đáo nhưng cũng vừa nổi bật từng đường cong của người con gái, áo dài tuy chưa được công nhận là quốc phục Việt Nam nhưng hễ nhắc đến phụ nữ Việt thì không thể không nói đến áo dài. Áo dài nổi tiếng đến mức trở thành một từ riêng của tiếng Anh vì họ không thể dùng hai từ có sẵn: áo và dài để dịch.

Các nhân vật manga/anime Nhật Bản với khuôn mặt thanh thoát, đôi mắt to tròn, chỉ số cơ thể hoàn hảo khoác lên quốc phục Việt Nam càng trở nên lôi cuốn và quyến rũ hơn. Không chỉ có áo dài truyền thống, các họa sĩ Nhật còn cách điệu và sáng tạo nhằm tăng thêm phần hấp dẫn. Ngoài áo dài, một số trang phục truyền thống Việt Nam cũng được các họa sĩ Nhật Bản mang vào trong manga/anime, như nón quai thao hay áo tứ thân…

Sarasa Honda trong anime Raimuro Senkitan.
Áo dài cách điệu ở Việt Nam và áo dài cách điệu trong nhân vật hoạt hình Nhật Bản.
Áo dài cách điệu không tay và xẻ tà trước.

“Không ngờ nhân vật truyện tranh Nhật lại mặc áo dài đẹp đến thế! Hoặc có lẽ áo dài là trang phục có khả năng thần kì giúp bất kì người con gái nào khoác lên cũng rạng ngời và nuột nà. Nhưng với mình, con gái Việt Nam mặc áo dài là đẹp nhất vì khi đó, mọi tinh hoa Việt, bản sắc Việt được toát ra đầy đủ”, Thế Minh (trưởng phòng marketing tại một công ty thiết kế nội thất, quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.

Không những mang quốc phục Việt Nam, một số bộ truyện manga/anime còn có cả nhân vật Việt Nam, tiêu biểu nhất là nhân vật Vietnam-chan trong truyện hetalia. Vietnam-chan là một nhân vật đại diện cho nước Việt Nam trong thế giới Hetalia với tạo hình thiếu nữ áo dài đầu đội nón lá và tay cầm mái chèo. Đây cũng là nhân vật nữ khá nổi bật trong các nhân vật đại diện cho Châu Á và rất được người hâm mộ quốc tế nói chung lẫn fan Việt Nam yêu mến.

Vietnam-chan trong phần giới thiệu nhân vật.
Vietnam-chan là cô gái mang áo dài màu xanh lá cây và đội nón lá (hình chibi).
Vietnam-chan là cô gái được nhiều chàng trai theo đuổi.

Trường An (một fan truyện tranh Nhật Bản tại TP.HCM) hào hứng: “Mình cảm thấy rất vui khi hình ảnh Việt Nam xuất hiện trong các trang truyện hay trên phim hoạt hình, dù rất hiếm nhưng cũng khiến mình tự hào lắm về nguồn gốc và quê hương của mình”.

Theo Mốt & Cuộc Sống

Theo Mốt & Cuộc Sống

Bạn có thể quan tâm