Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhân viên quán trà sữa bị trói tay vì quên bỏ ống hút ở Trung Quốc

Clip lan truyền từ chuỗi cửa hàng trà sữa Good Me gây phẫn nộ khi nhân viên bị bêu xấu vì những lỗi nhỏ. Công ty đã buộc phải xin lỗi và nhanh chóng gỡ video.

Clip nhân viên quán trà sữa bị bêu xấu lan truyền trên mạng xã hội.

Chiêu tiếp thị của chuỗi cửa hàng trà sữa Trung Quốc Good Me, nhằm mục đích nhấn mạnh chất lượng dịch vụ, đã phản tác dụng, gây ra sự phẫn nộ sau khi một đoạn video lan truyền cho thấy cảnh nhân viên bị bêu xấu trước công chúng.

Trong video được phát hành đầu tuần này trên ứng dụng phong cách sống Xiaohongshu, các nhân viên công ty đứng cúi đầu, tay bị trói bằng còng tạm thời làm từ giá để cốc.

Quanh cổ họ là những tấm biển ghi nguệch ngoạc những lỗi như "không cho hạt vào", "quên bỏ ống hút" và "quên đậy nắp" - cùng với dòng chữ "Tôi có tội" bằng tiếng Trung.

Tiêu đề của video có lời cảnh báo đáng ngại: "Đây là lời cảnh báo. Lần sau... sẽ không có lần sau nữa đâu".

Video nhanh chóng nhận về sự chỉ trích dữ dội trên mạng xã hội, với nhiều người dùng cáo buộc công ty làm nhục và bóc lột nhân viên của mình. Một số người ví cảnh này như hình phạt bêu xấu công khai trong quá khứ, gọi đó là hành vi vô nhân đạo và lạm dụng.

Giữa làn sóng phản ứng dữ dội, Good Me đã nhanh chóng xóa video và đưa ra lời xin lỗi, khẳng định chiến dịch này là một nỗ lực gây cười sai lầm.

tra sua anh 1

Một cửa hàng Good Me ở Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: VCG.

Ra mắt vào năm 2010 tại tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, Good Me tự nhận là chuỗi trà sữa lớn thứ hai Trung Quốc và điều hành 9.000 cửa hàng tại 200 thành phố ở quốc gia tỷ dân.

Video tiếp thị được đăng vào ngày 16/9 bởi chi nhánh Quảng Đông của Good Me ở miền Nam Trung Quốc.

"Ngay cả trong thời cổ đại, những tên tội phạm cũng không phải đeo những tấm biển ghi lại tội ác của mình. Không gì khác ngoài sự bóc lột, làm nhục và ngược đãi tinh thần người lao động", một bình luận trên Xiaohongshu đã nhận được 15.000 lượt thích. Một bình luận khác, với hơn 14.000 lượt thích, cho biết: "Tại sao không làm một tấm biển cho ông chủ ghi 'tội chậm lương' hoặc 'tội ngược đãi nhân viên'?".

Mặc dù video đã bị gỡ xuống một ngày sau khi đăng tải, tranh cãi này đã nhanh chóng dẫn đầu thanh tìm kiếm của Weibo vào ngày 18/9.

Chiều cùng ngày, Good Me đã đưa ra lời xin lỗi trên nền tảng này, giải thích rằng video là nỗ lực sai lầm nhằm bắt chước một trào lưu trên Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc, nơi người dùng nói một cách mỉa mai cụm từ "Tôi có tội" và sử dụng đế cốc giấy làm "còng tay". Trào lưu Douyin thường chế giễu những người quá lụy người yêu.

"Những gì chúng tôi nghĩ là một 'meme' hài hước đã gây ra sự hiểu lầm và khó chịu cho một số người xem", lời xin lỗi của Good Me viết. "Chúng tôi sẽ thận trọng hơn trong các chiến dịch quảng cáo trong tương lai để tránh bất kỳ sự hiểu lầm nào nữa".

Bất chấp lời xin lỗi, tranh cãi vẫn tiếp tục leo thang khi các chuyên gia pháp lý cân nhắc về những vi phạm tiềm ẩn. "Về mặt lịch sử và văn hóa, những hành vi giơ biển chỉ trích công khai là hình thức mang tính đàn áp. Công chúng dễ dàng coi hành động của Good Me là hành vi làm nhục nhân viên của mình", Kong Yunfei, luật sư của Shanghai Landing Law Offices, nói với Southern Metropolis Daily.

Ông Kong cũng giải thích rằng chiến dịch này vi phạm luật lao động của Trung Quốc, trong đó cấm người sử dụng lao động xúc phạm, trừng phạt thân thể hoặc giam giữ trái luật người lao động.

Trong khi tác động lâu dài của phản ứng dữ dội này đối với tương lai của Good Me vẫn chưa chắc chắn, tranh cãi này lại xảy ra vào thời điểm ngành công nghiệp đồ uống theo yêu cầu của Trung Quốc đang chịu áp lực ngày càng lớn.

Các thương hiệu như Nayuki Tea đã chứng kiến ​​giá trị thị trường giảm mạnh hơn 85% kể từ khi lên sàn vào năm 2021. Sự cạnh tranh gay gắt đã khiến nhiều công ty phải cắt giảm chi phí lao động, với báo cáo tài chính năm 2023 của Nayuki cho thấy chi phí lao động giảm từ 23,5% vào năm 2022 xuống còn 20,3% vào năm 2023.

Kết quả là nhân viên ngày càng phải làm việc quá sức. Vào tháng 6, ba vụ việc liên tiếp liên quan đến nhân viên Manner Coffee bị kiệt sức xung đột với khách hàng đã nhấn mạnh đến áp lực ngày càng tăng đối với người lao động trong ngành.

Đầu bếp dùng vá múc canh khống chế kẻ đâm dao ở Trung Quốc

Một người phụ nữ và hai đầu bếp ở Trung Quốc nhận nhiều lời khen khi sử dụng ô, dụng cụ nhà bếp để ngăn chặn kẻ tấn công có dao trên đường phố.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Lê Vy

Bạn có thể quan tâm