Ảnh: Unsplash. |
Bác sĩ Trần Vinh Kiên, Giám đốc điều hành Trung tâm Phẫu thuật Xâm lấn tổng hợp của Bệnh viện Mẫn Thịnh ở Hợp Phì (Trung Quốc), cho biết gần đây tiếp nhận một nam bệnh nhân bị phình bụng bất thường.
Kết quả chụp cắt lớp phát hiện ruột non và đặc biệt là dạ dày của người đàn ông sưng to gấp 5 lần so với người bình thường.
Theo nam bệnh nhân, trước khi nhập viện, anh đã đi ăn cùng bạn bè và có khoe khoang rằng bản thân là người ăn nhiều.
Để chứng minh cho lời nói của mình, người đàn ông đã ăn gần 60 con tôm và nhiều loại thức ăn khác. Bệnh nhân được chẩn đoán bị tắc ruột cấp tính, phải đặt ống thông mũi dạ dày trong 3 ngày.
Theo bác sĩ Trần Vinh Kiên, khoảng 1.000 cc dịch trong cơ thể người đàn ông đã được hút ra ngoài, bao gồm máu và cặn thức ăn. Nam bệnh nhân phải nằm viện theo dõi và điều trị trong 5 ngày.
Bác sĩ Trần Vinh Kiên cảnh báo việc ăn quá nhiều và đột ngột tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, có thể dẫn đến các bệnh đường tiêu hóa hoặc tắc ruột cấp tính. Một khi chỉ số viêm hoặc nhiễm trùng tăng cao có thể dẫn đến vỡ ruột và phải được phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Trước nam bệnh nhân nói trên, Bệnh viện Mẫn Thịnh từng điều trị cho một phụ nữ ở độ tuổi 30 bị trào ngược axit, táo bón, buồn nôn và sụt cân chỉ còn 30 kg.
Sau khi đến bệnh viện thăm khám, nữ bệnh nhân được phát hiện bị sa dạ dày nặng, tụt xuống tận vùng xương chậu. Qua tìm hiểu, bệnh nhân có thói quen ăn uống vô độ và thất thường lâu ngày khiến chức năng của dạ dày suy giảm.
Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, đồng thời cung cấp các kiến thức, phương pháp, chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết