Nhờ những cải tiến trong chương trình giáo dục nghề, lượng người lao động Việt được trang bị chuyên môn, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của thị trường việc làm quốc tế ngày càng tăng. Theo thống kê Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm, 104.317 lao động Việt ra nước ngoài làm việc, tăng 2,15% so với cùng kỳ.
Trong đó, Nhật Bản và Đài Loan là 2 thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất với số lao động lần lượt là 53.610 và 41.174. Chính sách, môi trường làm việc tốt, thu nhập cao, ngành nghề đa dạng, văn hóa tương đồng… là những lý do khiến lao động Việt tìm đến các thị trường lao động tiềm năng này.
Nhật Bản
Mức lương cơ bản của người lao động tại Nhật vào khoảng 120.000-150.000 yên/tháng tương đương 27-31 triệu đồng. Mức lương này cao hơn so với các thị trường lao động khác như Singapore, Hàn Quốc, Australia, Algeria…
Nhật Bản là một trong những nước có chế độ đãi ngộ tốt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người lao động về nơi ở, sinh hoạt, mức lương thưởng tăng đều đặn. Người lao động được tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và được khám sức khỏe định kỳ.
Mức lương cao là lý do nhiều người Việt chọn Nhật Bản để xuất khẩu lao động. |
Với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, xứ sở hoa anh đào sở hữu môi trường làm việc hiện đại bậc nhất thế giới, cùng văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp. Nhờ đó, người lao động có thể tích lũy kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu của nền công nghiệp 4.0, đồng thời xây dựng tính kỷ luật cao trong công việc. Đây là hai lợi thế quan trọng để người lao động dễ dàng tìm việc khi về nước.
Ngoài ra, tính an toàn trong lao động luôn được người Nhật đề cao.
Cơ khí, điện tử, chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm, xây dựng, dệt may… là những nhóm ngành phổ biến hút lao động Việt tại Nhật. Kanto, Hokkaido, Kansai, Chubu và Kyushu là 5 vùng tập trung nhiều người Việt sinh sống và làm việc nhất.
Đài Loan
Đài Loan là một trong những vùng lãnh thổ có nền khoa học, kỹ thuật phát triển hàng đầu châu Á. Làm việc tại đây, người lao động Việt có cơ hội được tiếp xúc với thiết bị bị tân tiến và công nghệ sản xuất hiện đại. Môi trường làm việc tại đây được đánh giá cao về độ an toàn, đảm bảo tốt về sức khỏe, nhu cầu sinh hoạt, chỗ ở… cho người lao động.
Thu nhập trung bình của lao động Việt tại Đài Loan từ khoảng 23.000 TWD/tháng, tương đương 17 triệu đồng. Chi phí sinh hoạt, ăn uống tại Đài không quá đắt đỏ, chỉ cao hơn một ít hoặc xấp xỉ nước ta. Văn hóa và khí hậu tại đây có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, giúp người lao động Việt dễ hòa nhập và ổn định cuộc sống nhanh chóng.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, chi phí xuất khẩu lao động sang Đài Loan đã giảm nhiều, thuộc top thấp so với các thị trường Australia, Hàn Quốc, Mỹ, Anh… cũng là lý do quan trọng để nhiều người Việt chọn làm việc tại đây.
Văn hóa và khí hậu tương đồng, lao động Việt dễ hòa nhập với cuộc sống tại Đài Loan. |
Ngành nghề có đơn hàng tuyển dụng cao tại Đài Loan là điện - điện tử, chế biến thực phẩm, cơ khí, xây dựng, điều dưỡng, giúp việc… Lao động Việt tập trung nhiều ở các thành phố Cao Hùng, Đài Nam và Đài Bắc.
Trước nhu cầu làm việc tại nước ngoài ngày càng tăng, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã đề ra nhiều giải pháp giúp người lao động nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề và ngoại ngữ, bắt kịp các yêu cầu khắt khe của thị trường lao động quốc tế.
Cụ thể theo chương trình “Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm an toàn lao động giai đoạn 2016-2020” của Bộ LĐ-TB&XH, do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp triển khai đã đặt mục tiêu đào tạo trình độ cao về kỹ năng nghề, ngoại ngữ và ngành nghề đặc thù cho khoảng 8.800 lao động, đưa khoảng 6.200 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Độc giả tìm hiểu thêm các chương trình đào tạo nghề của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tại đây.
Bình luận