Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật Bản kêu gọi du khách tỉnh táo trước tin đồn động đất

Cơ quan khí tượng Nhật Bản kêu gọi người dân và du khách nên tin vào dữ liệu khoa học thay vì lo sợ trước những đồn đoán không có cơ sở về thảm họa quy mô lớn.

Một chiếc phà chở người dân và du khách sơ tán khỏi đảo Akuseki, ngày 5/7. Ảnh: Kyodo News.

Giữa mùa du lịch cao điểm với lượng khách quốc tế kỷ lục, Nhật Bản đối mặt với loạt dư chấn mạnh tại khu vực phía Tây Nam, đi kèm những lời đồn đoán về "trận địa chấn tận thế" xuất phát từ một cuốn truyện tranh viễn tưởng, theo Reuters.

Chính quyền Nhật Bản khẳng định không có bằng chứng khoa học nào về những tiên đoán này.

"Với trình độ khoa học hiện tại, chúng tôi không thể xác định chính xác thời gian, địa điểm hay quy mô của một trận động đất. Chúng tôi mong mọi người chỉ nên tiếp nhận thông tin dựa trên bằng chứng khoa học", ông Ayataka Ebita, Giám đốc bộ phận giám sát động đất và sóng thần thuộc Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, phát biểu trong họp báo sau một trận động đất khác mạnh 5,4 độ richter vừa xảy ra hôm 5/7.

Ngoài ra, du khách được khuyến cáo theo dõi thông tin từ các kênh chính thức như Cơ quan Khí tượng Nhật Bản và ứng dụng cảnh báo thiên tai, đồng thời không nên quá lo lắng trước các tin đồn không xác thực.

"Nhật Bản vẫn là một điểm đến an toàn, văn minh và đầy trải nghiệm văn hóa, miễn là du khách theo dõi kỹ thông tin thời sự và tuân thủ hướng dẫn an toàn", một đại diện ngành du lịch nói.

Nhat Ban anh 1

Khách hàng hoảng hốt cúi người tìm chỗ an toàn trong siêu thị ở Toyama, Nhật Bản, sau trận động đất ngày 1/1/2024. Ảnh: Reuters.

Trước đó, truyện tranh The Future I Saw (Tạm dịch: Tương lai tôi nhìn thấy), phát hành lần đầu năm 1999 và tái bản năm 2021, đã được một số độc giả cho là "dự đoán" sẽ có đại họa xảy ra trong tháng 7/2025.

Tin đồn lan rộng trên mạng xã hội, đặc biệt tại Hong Kong (Trung Quốc) – nơi lượng du khách đến Nhật Bản trong tháng 5 vừa qua giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nữ tác giả Ryo Tatsuki cũng lên tiếng đính chính, cho biết bản thân "không phải nhà tiên tri".

Dù loạt dư chấn khiến một số khách du lịch e ngại, Nhật Bản vẫn giữ vững vị thế điểm đến hàng đầu châu Á. Tháng 4 vừa qua, quốc gia này đón 3,9 triệu lượt khách – con số kỷ lục theo tháng, bất chấp nỗi lo địa chấn.

Là quốc gia nằm trên "vành đai lửa Thái Bình Dương", Nhật Bản vốn quen với các hoạt động địa chấn. Nước này chiếm gần 20% số trận động đất từ 6 độ richter trở lên trên toàn thế giới mỗi năm.

Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?

Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.

> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'

Thái Lan cảnh báo sơ tán người dân, du khách do động đất ở Nhật Bản

Các quan chức du lịch Thái Lan khuyến cáo công dân nước này sơ tán và chuẩn bị phương án dự phòng khi đảo Tokara (Nhật Bản) liên tục ghi nhận động đất cường độ cao.

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời đồn động đất

Lời đồn thảm họa động đất và sóng thần vào tháng 7 khiến ngành du lịch Nhật Bản lao dốc. Hàng loạt chuyến bay và tour bị hủy, đặc biệt là khu vực phía nam.

Thêm một mùa leo Phú Sĩ đáng đau đầu của Nhật Bản

Từ mùa leo núi Phú Sĩ 2025, Nhật Bản siết chặt quy định quản lý du khách, lần đầu thu phí đồng đều 4.000 yen/người trên cả 4 tuyến đường chính để hạn chế quá tải du lịch.

Đan Châu

Bạn có thể quan tâm