Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiếp ảnh gia đường phố Trung Quốc bị phản ứng

Tại Trung Quốc, hiện tượng nhiếp ảnh gia tự ý chụp ảnh người đi đường rất phổ biến. Điều này khiến không ít người cảm thấy phiền phức, bị xâm phạm quyền riêng tư.

Đầu tháng 6, khu mua sắm Taikoo Li ở thành phố Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) trở thành tâm điểm chú ý với đoạn video cho thấy một cặp đôi hẹn hò, dạo phố do nhiếp ảnh gia đường phố tên Xiaomi ghi lại.

Thực tế, cô gái trong clip là nhân tình của người đàn ông. Sau khi chuyện tình của hai người bị phát hiện và rầm rộ trên mạng xã hội, cả hai nhắn tin, yêu cầu Xiaomi gỡ bỏ thước phim.

Tại Trung Quốc, các nhiếp ảnh gia đường phố xuất hiện nhiều ở những thành phố lớn, sầm uất như Bắc Kinh, Thượng Hải và Thành Đô. Họ chụp ảnh, quay video phong cách thời trang hoặc hoạt động ăn uống, mua sắm của những người có vẻ ngoài thu hút, sau đó chia sẻ lên mạng xã hội, theo Global Times.

Chup anh duong pho anh 1

Nhiều nhiếp ảnh gia chụp lén các cô gái trên đường phố Trung Quốc và rao bán trên mạng. Ảnh: Weibo.

Vài cá nhân không ngại bị chụp ảnh, song cũng nhiều người cảm thấy bị xâm phạm quyền riêng tư.

“Quan trọng là các yêu cầu chụp ảnh có được chấp thuận hay không. Nếu người đi đường không muốn và nhiếp ảnh gia tiếp tục chụp ảnh, quay phim vì mục đích thương mại, hành động đó là vi phạm pháp luật”, Zhang Feng, chuyên gia luật hành chính, giáo sư tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, nhận định.

Bằng cách chụp ảnh người đi đường và lên mạng rao bán hình, một số nhiếp ảnh gia có thể kiếm được 20.000-30.000 nhân dân tệ/ngày (3.000-4.000 USD). Thậm chí, có những người còn chụp ảnh nhạy cảm của các cô gái.

“Đây là hành vi vi phạm quyền riêng tư, danh tiếng và uy tín của người khác. Pháp luật cần vào cuộc và trừng phạt”, luật sư Feng cho biết.

Ông cũng cho rằng các nền tảng mạng xã hội và cơ quan thực thi pháp luật nên có cách xử lý, phản hồi các khiếu nại hiệu quả hơn.

Vụ việc cặp đôi ở Thành Đô gióng lên hồi chuông cảnh báo những địa điểm nhộn nhịp, sầm uất cần có động thái kiểm soát hiện tượng chụp ảnh mọi người trên đường phố.

Sau khi tranh cãi xảy ra, khu mua sắm Taikoo Li cử thêm nhân viên chuyên xử lý các hành vi chụp ảnh trái phép. Tuy nhiên, họ vẫn cho phép du khách chụp ảnh bằng điện thoại, miễn là chủ thể của bức ảnh đồng ý.

Chup anh duong pho anh 2

Những khu phố đông đúc, nhộn nhịp thu hút nhiều nhiếp ảnh gia đường phố. Ảnh: VCG.

Trung tâm thương mại Sanlitun Taikoo Li ở Bắc Kinh cũng đưa ra thông báo để nâng cao nhận thức về quyền của người dân. Theo đó, Taikoo Li không hỗ trợ bất kỳ hoạt động chụp ảnh đường phố trái phép nào và sẽ thiết lập kênh đăng ký chụp ảnh riêng cho các nhiếp ảnh gia.

Trái lại, thành phố Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang) dường như có thái độ cởi mở hơn đối với việc chụp ảnh ngẫu nhiên trên đường phố, miễn là các khách hàng không bị làm phiền.

Liên quan đến vấn đề này, một blogger cho biết việc những người được quay phim hoặc chụp ảnh đồng ý là điều kiện đầu tiên. Các địa điểm và nội dung nên được lựa chọn cẩn thận để không vi phạm quyền riêng tư của mọi người.

Hoạt động tuần tra cần được tăng cường tại các khu vực đông đúc, có nhiều nhiếp ảnh gia đường phố hoạt động để đảm bảo an toàn cho khách hàng và các hoạt động thương mại.

Ảo tưởng vừa làm việc, vừa du lịch khắp thế giới

Mệt mỏi vì di chuyển liên tục, công việc bất cập do đường truyền mạng kém, nhiều người du mục kỹ thuật số vỡ mộng với giấc mơ xê dịch và khát khao quay lại lối sống cũ.

Niềm vui và nỗi buồn của công việc

Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.

Hương Giang

Bạn có thể quan tâm