Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiệt độ đại dương cao chưa từng thấy

Các đại dương trên thế giới đang xô đổ mọi kỷ lục về nhiệt độ trong gần 200 năm trở lại đây, đe dọa gia tăng hình thái thời tiết cực đoan và nguy cơ mực nước biển dâng cao.

Sóng vỗ trên bến tàu Ocean Beach ở San Diego, California. Ảnh: Reuters.

Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia Mỹ (NCEI) cho biết đã ghi nhận nhiệt độ đại dương thế giới cao kỷ lục vào tháng 4 và tháng 5. Khi kết hợp nhiệt độ bề mặt đất liền và đại dương, thế giới có tháng 5 nóng thứ ba từ trước đến nay, Bloomberg đưa tin ngày 15/6.

“Sự tích tụ nhiệt trên đại dương sẽ cung cấp năng lượng cho những cơn bão nhiệt đới”, Rocky Bilotta, nhà khí hậu học tại NCEI, cho biết.

Nhiệt độ cao cũng khiến độ ẩm trong khí quyển gia tăng, có thể tạo ra những cơn bão mạnh hơn trong những tháng sắp tới.

Các đại dương hấp thụ 25% lượng CO2 con người thải vào bầu khí quyển và 90% lượng nhiệt dư thừa do biến đổi khí hậu tạo ra.

Nhiệt độ trên đại dương có thể tăng cao hơn nữa trong thời gian tới, bởi có tín hiệu cho thấy El Nino tiếp tục xuất hiện ở Thái Bình Dương. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đầu tháng này cho biết có 60% khả năng El Nino sẽ hình thành trước cuối tháng 7 và 80% sẽ thay đổi vào cuối tháng 11.

Nhiệt độ đại dương gia tăng có tác động mạnh đến sinh vật biển và tẩy trắng các rạn san hô nhiệt đới. Các thí nghiệm cho thấy đại dương ấm lên làm thay đổi mạng lưới thức ăn, thúc đẩy sự phát triển của tảo nhưng hạn chế sự phát triển của những loài con người đánh bắt làm thực phẩm.

Năm cuốn sách về khí hậu nên đọc

Mục Thế giới giới thiệu với độc giả 5 cuốn sách mà các chuyên gia khí hậu của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế cho rằng nên đọc về cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Chìa khóa cho khủng hoảng khí hậu nằm dưới đại dương

Việc khôi phục các đồng cỏ biển có thể là biện pháp giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu cho cộng đồng ven biển.

Châu Á cần 'thức tỉnh' trong vấn đề ô nhiễm nhựa trên biển

Mặc dù châu Á đã nhận thức và thảo luận về vấn đề nhựa dùng một lần ảnh hưởng tới đại dương ra sao, khu vực này vẫn chưa có những bước đi thực tế để giải quyết cơn đau đầu này.

Tuấn Đạt

Bạn có thể quan tâm