Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiệt độ giảm nhẹ sau 2 ngày liên tiếp phá kỷ lục mọi thời đại

Nhiệt độ toàn cầu giảm nhẹ sau hai ngày đạt mức cao kỷ lục, khiến thứ ba (23/7) được ghi nhận ngày nóng thứ hai từ trước đến nay trên thế giới.

Người dân tắm mát bên bờ Địa Trung Hải ở Alexandria, Ai Cập, ngày 23/7. Ảnh: THX.

Cơ quan khí hậu châu Âu Copernicus tính toán rằng nhiệt độ trung bình toàn cầu hôm thứ ba thấp hơn 0,01 độ C (0,01 độ F) so với mức cao nhất mọi thời đại của ngày thứ hai là 17,16 độ C (62,8 độ F), nóng hơn 0,06 độ C (0,1 độ F) so với chủ nhật, AP đưa tin hôm 25/7.

Cả ba ngày đều nóng hơn ngày nóng nhất trước đó của Trái Đất vào năm 2023.

“Liên tục nối dài các kỷ lục ngày nóng nhất và sát kỷ lục ngày nóng nhất là hiện trạng rất đáng lo ngại vì ba lý do chính. Đầu tiên, nắng nóng có thể gây chết người. Thứ hai, tác động lên sức khỏe của các đợt nắng nóng trở nên nghiêm trọng hơn nhiều khi các đợt nắng nóng kéo dài. Thứ ba, kỷ lục ngày nóng nhất trong năm nay rất đáng kinh ngạc”, nhà khoa học khí hậu Chris Field của Đại học Stanford nó với AP.

Ông Field cho biết nhiệt độ cao thường xảy ra trong những năm El Nino - sự nóng lên tự nhiên của vùng xích đạo Thái Bình Dương gây ra hiện tượng thời tiết khắc nghiệt trên toàn cầu - nhưng El Nino cuối cùng của năm đã kết thúc vào tháng tư.

Vị chuyên gia nhấn mạnh rằng trình trạng nhiệt độ tăng cao này “nêu bật lên mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng khí hậu”.

“Đây có lẽ là kỷ lục tồn tại ngắn nhất từ trước đến nay”, Giám đốc Copernicus Carlo Buontempo nói hôm 24/7, sau khi cơ quan của ông tính toán rằng nhiệt độ hôm thứ hai đã vượt mốc ngày chủ nhật.

Trước ngày 3/7/2023, ngày nóng nhất được Copernicus đo được là 16,8 độ C (62,2 độ F) vào ngày 13/8/2016. Theo Copernicus, trong 13 tháng qua, mốc đó đã bị vượt qua 59 lần.

Nhân loại đang “sống trong một thế giới vốn đã tăng nhiệt hơn nhiều so với trước đây”, ông Buontempo nói.

Kristie Ebi, giáo sư khí hậu và sức khỏe cộng đồng tại Đại học Washington, nhận định: “Thật không may, tình trạng này sẽ gây ra chết người và lẽ ra điều đó đã có thể ngăn chặn được. Nắng nóng được gọi là sát thủ thầm lặng thầm lặng là có lý do. Mọi người thường không biết mình đang gặp vấn đề với nắng nóng cho đến khi quá muộn”.

Giáo sư Ebi nói thêm rằng trong các đợt nắng nóng trước đây, bao gồm cả năm 2021 ở Tây Bắc Thái Bình Dương, số ca tử vong do nhiệt không bắt đầu tăng vọt cho đến ngày thứ hai.

“Tại một thời điểm nào đó, nhiệt tích lũy bên trong trở nên quá mức, khi đó các tế bào và các bộ phận cơ thể của bạn bắt đầu nóng lên”, giáo sư Ebi nói.

Những cuốn sách hay về biến đổi khí hậu

“Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu”, “Băng - Những câu chuyện ly kỳ từ một thế giới đang dần biến mất”, “Thảm họa khí hậu - Chúng ta đã có gì và làm gì để ứng phó?”,... nằm trong số những cuốn sách giúp độc giả có cái nhìn trực diện và bao quát hơn khi nói đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.

Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Hạnh Di

Bạn có thể quan tâm