Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều băn khoăn với quy chế mới

Quy chế thi THPT quốc gia và Quy chế tuyển sinh vào ĐH, CĐ vừa mới được công bố nhưng những vấn đề mới đặt ra cho kỳ thi năm nay đang làm các nhà tổ chức thi, tuyển sinh băn khoăn.

Liệu có nhiều thí sinh ảo, rút hồ sơ ầm ầm?

Mỗi thí sinh có 4 giấy chứng nhận kết quả thi (CNKQ), theo quy định phiếu đăng ký xét tuyển (ĐKXT) có ghi rõ đợt xét tuyển, nhưng không hiểu giấy CNKQ có ghi “cứng” đợt xét tuyển bổ sung thứ mấy không hay chỉ là CNKQ một cách chung chung, ông Đặng Văn Tùng, trưởng phòng đào tạo Học viện Bưu chính viễn thông đặt câu hỏi.

Theo ông, nếu ấn định rõ CNKQ bổ sung lần mấy và chỉ cho phép thí sinh đăng ký tối đa 4 ngành (hoặc nhóm ngành) của một trường cho mỗi đợt xét tuyển thì khả năng ảo sẽ đỡ hơn.

Những thí sinh sẽ dự kỳ thi THPT quốc gia 2015.
Những thí sinh sẽ dự kỳ thi THPT quốc gia 2015.

 

Giảng viên đại học có tên độc nhất thế giới

Một phụ nữ người Colombia đã mất một năm đấu tranh với chính quyền để nhận được dấu đỏ cho tên mới của cô gồm tất cả 26 chữ trong bảng chữ cái.

Như vậy, cơ hội vào từng trường của thí sinh sẽ cao hơn (vì mỗi lần đăng ký được 4 ngành) nhưng cơ hội vào nhiều trường khác nhau sẽ ít hơn. Ông Tùng tính toán: dù được rút ra rút vào nhưng trong 15 ngày thì cũng chỉ rút ra được 1-2 lần vì mỗi lần rút thí sinh phải mất thời gian đến tận trường ĐH, CĐ và mang giấy tờ tùy thân đến. Các trường cũng tốn thời gian với chế độ cập nhật thông tin 3 ngày/lần.

Mặc dù nhận xét, phiên bản Quy chế tuyển sinh chính thức đã tiếp thu nhiều đóng góp của các trường, ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đặt vấn đề: Các nhà hoạch định chính sách cần xem xét kỹ và làm rõ một số vấn đề.

Theo ông Điền, Bộ GD&ĐT không muốn các trường dùng những tổ hợp môn xét tuyển lạ so với các tổ hợp truyền thống để không gây bất ngờ cho thí sinh. Nhưng thực tế, các trường sẽ dùng nhiều tổ hợp môn thi khác nhau để tuyển và các thí sinh cũng sẽ thi nhiều môn nhất có thể để mở rộng khả năng dự tuyển. Và ông Phong Điền đặt câu hỏi: Trong một đợt xét tuyển, nếu một trường dùng nhiều tổ hợp môn thi khác nhau cho một ngành hoặc một nhóm ngành, thí sinh có được dùng tất cả các tổ hợp môn đã thi để ĐKXT không?

Ông Điền bày tỏ quan ngại, việc dữ liệu được cập nhật 3 ngày 1 lần sẽ khiến thí sinh rút hồ sơ ầm ầm khi thấy rủi ro và việc này sẽ khiến các trường cực kỳ bận rộn. Ông Phong Điền đề xuất phương án: Đối với ĐH Bách khoa, nếu thí sinh không rút hồ sơ sang trường khác mà chỉ đổi ngành thì trường sẽ thực hiện đăng ký online, xóa - đăng ký thoải mái và trường sẽ lấy kết quả đăng ký giờ chót để “ấn định” kết quả trúng tuyển.

Theo quy chế thi THPT quốc gia, ông Điền dẫn chứng, thí sinh có một trong các chứng chỉ theo quy định của Bộ GD&ĐT được miễn thi môn ngoại ngữ và được tính 10 điểm cho môn này để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Tuy nhiên, ông Phong Điền cho rằng, ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ xem xét và khả năng sẽ không công nhận một số chứng chỉ như bằng B1, B2… và chỉ công nhận bằng do một số chương trình quốc tế cấp. Bởi theo ông Điền, nếu cho điểm 10 tất thì bằng B1, B2 được công nhận tương đương như thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ hay sao? Chắc chắn nhiều trường sẽ xem xét lại, ông Điền khẳng định.

Chưa rõ về tổ hợp môn thi mới

Đó là câu hỏi mà một nhà tuyển sinh ở khu vực Hà Nội nêu khi phân tích: Bộ GD&ĐT quy định trong Quy chế tuyển sinh mới là nếu thay đổi các khối thi truyền thống, các tổ hợp môn thi đã sử dụng để xét tuyển, các trường phải báo cáo Bộ GD&ĐT và thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường, các phương tiện thông tin đại chúng khác ít nhất 3 năm trước khi áp dụng. 

Vậy một trường, năm trước tuyển theo khối A và A1, năm nay thêm khối D có phải thông báo trước 3 năm hay không, quy chế không nói rõ là mới đối với ai - toàn hệ thống hay với trường, nhà tuyển sinh này đặt câu hỏi. 

Nhìn chung, các nhà tuyển sinh cho rằng có thể do sức ép về thời gian nên quy chế còn có nhiều điểm chưa rõ ràng. Ví dụ, một nhà tuyển sinh nói, quy định về việc không được có người thân dự thi thì lại quy định ở các bộ phận khác “loanh quanh”, trong khi, bộ phận làm phách hay bộ phận thư ký lại không có quy định này. Một ví dụ khác, theo một nhà tuyển sinh, thu học bạ THPT và quản lý trên Sở GD&ĐT để làm gì trong khi chính các trường mới là nơi cần phải kiểm tra loại hồ sơ này…

Nhiều trường băn khoăn về việc cứ mỗi 3 ngày các trường phải cập nhật thông tin tuyển sinh của trường mình trên toàn hệ thống. “Liệu phần mềm của Bộ GD&ĐT có giải quyết được tổng thể khả năng trúng tuyển của thí sinh theo cả 4 NV hay không” đang là câu hỏi được nhiều nhà tuyển sinh đặt ra. “Chúng tôi chưa được tiếp cận nên chưa hình dung phần mềm nắm bắt thông tin trên toàn hệ thống sẽ hoạt động thế nào nên vẫn còn băn khoăn” - ông Đặng Kim Vui, GĐ ĐH Thái Nguyên nói.

 

Thí sinh lo lắng vì không biết địa điểm thi tốt nghiệp, ĐH

Trong số câu hỏi gửi về buổi giao lưu trực tuyến kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ 2015 trên báo Tuổi trẻ, nhiều thí sinh băn khoăn về địa điểm và cách thức nộp hồ sơ.

http://www.tienphong.vn/giao-duc/nhieu-ban-khoan-voi-quy-che-moi-827073.tpo

Theo Hồ Thu/Báo Tiền phong

Bạn có thể quan tâm