Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Nhiều cha mẹ bỏ rơi con cùng YouTube'

Chị Phan Hồ Điệp cho rằng nhiều cha mẹ bỏ rơi con cùng YouTube và các thiết bị điện tử mà không tương tác, hướng dẫn. Điều này có thể tạo cho con tâm lý hoang mang.

Momo rùng rợn nhưng phụ huynh không biết cách chặn trên YouTube Nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng vì con mình có thể đã xem video hoạt hình bạo lực hoặc bị chèn nhân vật Momo kinh dị nhưng không biết chặn nó như thế nào trên YouTube.

Trong buổi ra mắt kho truyện tiếng Việt tại Hà Nội ngày 15/3, chị Phan Hồ Điệp - giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội - thông tin, thời gian qua, dư luận đề cập nhiều tác hại của YouTube và YouTube kids với trẻ em.

Mẹ của Đỗ Nhật Nam (đang du học Mỹ) nêu quan điểm Internet cũng giống như cuộc đời con người, có phần tốt và xấu. Cha mẹ hãy giúp con vượt qua thử thách để đối mặt khó khăn.

Nữ phụ hunh nêu quan điểm không khuyến khích con sử dụng Internet quá sớm. Cha mẹ nên cam kết với con từ 3-6 tuổi không dùng Internet quá 20 phút mỗi ngày. Trẻ dưới 6 tuổi cần nhiều hoạt động vui chơi ngoài trời. Các thiết bị kết nối Internet chỉ là phương tiện.

Những quy định này cần ghi chú ở vị trí dễ nhìn để luôn nhắc nhở con, và thực hiện nghiêm ngặt. 

thu thach momo anh 1
Chị Phan Hồ Điệp cùng con trai Đỗ Nhật Nam chia sẻ về đọc sách cho trẻ em. Ảnh: Q.Q. 

Nữ giảng viên cho hay chị thường gặp cảnh cha mẹ ngồi cạnh nhưng giao thiết bị điện tử cho con sử dụng. Điện thoại giúp dỗ con ăn, làm phần thưởng để cha mẹ "rảnh tay". Dù người lớn ở bên, con lại bị bỏ rơi, không được hướng dẫn và quản lý.

Nói về “thử thách Momo” với hình ảnh, âm thanh rùng rợn gây xôn xao thời gian qua, chị Phan Hồ Điệp bày tỏ cha mẹ có thể dành thời gian nói chuyện với trẻ từ 5-6 tuổi về thử thách này.

“Con cảm thấy như thế nào? Nếu tình cờ bắt gặp thử thách này, con sẽ làm gì?...”. Cách tốt nhất cha mẹ có thể làm là đối mặt và dạy trẻ ứng xử đúng cách với cái xấu, vì không thể lẩn tránh nó.

Chị Phan Hồ Điệp kể đi nhiều địa phương chị thấy các nơi này rất thiếu sách. Nhiều học sinh chỉ có sách giáo khoa nhưng nhà nào cũng có điện thoại thông minh. Trong bối cảnh sách in đến với người dân khó hơn điện thoại, sách điện tử là lựa chọn mà phụ huynh nên tìm hiểu. Các trường học có thể dùng sách điện tử để đọc và minh họa cho bài giảng.

Dù đọc sách giấy hay điện tử, chị Phan Hồ Điệp cho biết, quan trọng là thời gian cha mẹ cùng tương tác và dành cho con. Thời thơ ấu, trước khi bước vào bàn học buổi tối, Đỗ Nhật Nam được mẹ cho 20 phút hoàn toàn tự do gọi là "buffet". Con có thể đọc sách, báo hay truy cập Internet. Sau 20 phút đó, mẹ kiểm tra bằng cách giao bài cho Nam nói bằng tiếng Anh.

Nếu con không hoàn thành nhiệm vụ, mẹ sẽ hoãn thời gian "buffet" của ngày hôm sau. Vì vậy, Nam tự giác và kỷ luật. Em chưa hề học Tiếng Anh bên ngoài mà chỉ học trên mạng. 

'Momo bảo cháu dùng con dao sắc nhất trong nhà tự sát' Thử thách Momo lan truyền trên mạng hướng đến trẻ em khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Có mặt tại hội thảo, Đỗ Nhật Nam (du học sinh Mỹ), kể lại chuyện sang Mỹ học từ năm lớp 7. Nam sinh thấy rằng chương trình đọc hiểu rất quan trọng với học sinh từ lớp 1 đến đại học.

Học sinh lớp 4, 5 bắt đầu đọc những cuốn sách dài. Lên lớp 7, mỗi người đọc khoảng 6 cuốn sách dài 200 trang trong một năm. Sau khi đọc, học sinh trong lớp sẽ có các bài kiểm tra, viết về nội dung cảm nhận, so sánh các cuốn sách khác đã học.

Nhà trường, cha mẹ cảnh báo về Momo: Tội ác khi cho trẻ xem YouTube

Nhiều trường ở Anh cảnh báo phụ huynh về nhân vật Momo xuất hiện trong các video dành cho trẻ em. Một bà mẹ khẳng định cha mẹ có tội nếu để con xem cảnh bạo lực trên YouTube.


Quyên Quyên

Bạn có thể quan tâm