Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều đại học cho sinh viên vay tiền

Năm học 2024-2025, nhiều đại học tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ cho sinh viên vay tiền đóng học phí, bão lãnh vay, hỗ trợ lãi suất...

Nhiều trường đại học thành lập các quỹ cho sinh viên vay tiền, hỗ trợ lãi suất... Ảnh: Phương Lâm.

Tại Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM, từ năm 2021, cộng đồng cựu sinh viên Phú Thọ - Bách Khoa (BKA) triển khai chương trình bảo lãnh vay và hỗ trợ lãi suất cho sinh viên trong việc đóng học phí.

Theo đó, mức vay tối đa bằng học phí một kỳ. Sinh viên phải thanh toán lãi suất (6-8%/năm) cho ngân hàng vào cuối mỗi năm của khoản vay. Khi hết thời hạn bảo lãnh vay, sinh viên phải tất toán nợ gốc tại ngân hàng. Toàn bộ tiền lãi sẽ được BKA chuyển lại cho sinh viên ngay sau khi sinh viên hoàn thành việc trả lãi và nợ gốc cho ngân hàng.

Thời hạn cho vay là 2 năm, tính từ lúc được giải ngân, mỗi học kỳ xét duyệt một lần dựa trên kết quả học tập. Sinh viên có nghĩa vụ thanh toán khoản vay trong vòng 30 ngày nếu có quyết định thôi học dù chưa đến thời hạn. Sinh viên cũng có thể trả khoản vay trước thời hạn.

Từ năm học 2024-2025, Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM triển khai quỹ hỗ trợ sinh viên. Kinh phí thực hiện đến từ quỹ hỗ trợ sinh viên với khoảng 13 tỷ đồng mỗi năm. Đối tượng là tân sinh viên khóa 30, trúng tuyển nguyện vọng 1 vào trường, có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập.

Các em được hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/học kỳ (tương đương không quá 20 triệu đồng/năm học thứ nhất). Các năm sau, sinh viên được duy trì hỗ trợ nếu có học lực khá trở lên, điểm rèn luyện từ 70/100 và trả 35% số tiền của năm trước.

Thời hạn mượn tiền hỗ trợ đóng học phí được tính từ ngày sinh viên bắt đầu nhận tiền cho đến ngày tất toán các khoản đã mượn qua từng giai đoạn. Trong vòng 2 năm sau khi tốt nghiệp, sinh viên phải trả toàn bộ số tiền đã mượn.

Sinh viên mượn tiền đóng học phí phải cam kết tốt nghiệp đúng theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa. Trong trường hợp có lý do bất khả kháng, sinh viên có thể tốt nghiệp trễ hạn nhưng không quá 6 tháng theo kế hoạch học tập chuẩn và phải có đơn giải trình và được trường đồng ý phê duyệt.

Để hỗ trợ sinh viên, Đại học Quốc gia TP.HCM có chương trình cho sinh viên các trường thành viên, phân hiệu, khoa trực thuộc vay ưu đãi để học tập với lãi suất 0%. Quỹ Phát triển của trường sẽ bảo lãnh khoản vay và trả lãi cho sinh viên từ nguồn tài trợ của các doanh nghiệp.

Sinh viên phải trả nợ gốc lần đầu tiên ngay sau khi có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày sinh viên kết thúc khóa học (kể cả trường hợp chưa có việc làm ổn định). Thời gian cho vay tối đa là 8 năm.

Đại học Kinh tế TP.HCM có chương trình tín dụng học tập. Theo đó, sinh viên được bảo lãnh để vay ngân hàng với số tiền tối đa 45 triệu đồng trong thời hạn 3-6 tháng. Nhà trường sẽ hỗ trợ trả lãi ngân hàng cho 130 sinh viên. Nếu số lượng sinh viên đăng ký vượt quá số suất, trường sẽ xét duyệt.

Đại học Hoa Sen phối hợp với ngân hàng xây dựng chương trình trả góp học phí cho sinh viên. Các em có thể tham gia chương trình trả góp học phí qua thẻ tín dụng thời hạn đến 12 tháng với mức ưu đãi 0% lãi suất, hạn mức thẻ lên đến 1 tỷ đồng. Nhà trường cũng hỗ trợ phí chuyển đổi cho lần thanh toán đầu tiên.

Tương tự, Đại học Quốc tế Hồng Bàng cũng có chương trình trả góp học phí theo tháng lãi suất 0%.

Ngoài ra, theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên ban hành năm 2022, mỗi học sinh, sinh viên được vay vốn học tập tối đa 40 triệu đồng/năm học 10 tháng, tương đương 4 triệu đồng/tháng.

Chương trình này chỉ áp dụng cho học sinh, sinh viên thuộc gia đình hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật và hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Đóng hàng chục triệu đồng đầu năm, tân sinh viên ngỡ ngàng

Không dừng ở học phí đắt đỏ, nhiều khoản phí khác phải chi trong tháng đầu nhập học khiến nhiều tân sinh viên và gia đình áp lực.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm