Đại dịch Covid-19 chứng kiến làn sóng nghỉ việc ở không ít doanh nghiệp. Tại Mỹ, cuộc khủng hoảng “đại nghỉ việc” đã diễn ra với số lượng lao động bỏ việc lên đến hàng triệu người trong nhiều tháng qua. Hashtag #quitmyjob trên các nền tảng mạng xã hội cũng cho thấy bức tranh mới về công việc và môi trường làm việc hậu đại dịch.
Bàn cân mới từ làn sóng “đại nghỉ việc”
Covid-19 như một nút “tạm dừng” đủ dài để người trẻ sống chậm lại, dành nhiều thời gian cho bản thân sau những ngày tháng miệt mài với chỉ tiêu hay “deadline”. Mặt khác, các nhân sự trẻ cũng đặt lại thứ tự ưu tiên, chú trọng sức khỏe thay vì tiếp tục đi theo văn hóa nghiện việc (workism).
Đức Nha (24 tuổi, chuyên viên marketing tại TP.HCM) đã làm việc tại nhà hơn 6 tháng. Nha chia sẻ: “Mình vào công ty gần 8 tháng nhưng đã phải làm việc tại nhà hơn nửa năm. Hầu hết thành viên trong team mình đã nghỉ việc vì nhiều lý do. Team còn lại ít người nên mình cũng khá áp lực, phần vì không được chỉ dẫn, phần phải gánh toàn bộ nhiệm vụ của team. Sau thời gian đó, nhận thấy sức khỏe đi xuống nên mình đang muốn nghỉ ngơi, thư giãn một thời gian”.
Trải qua nhiều tháng làm việc tại nhà, Đức Nha cảm thấy lạc lõng và áp lực. |
Phương Uyên (27 tuổi, TP.HCM) lại cho biết dù có một công việc đúng với định hướng, tính chất nghề nghiệp nhiều áp lực cộng thêm những tin tức tiêu cực từ Covid-19 khiến sức khỏe tinh thần của cô bị ảnh hưởng nhiều.
Uyên chia sẻ: “Một tháng gần đây khá khó khăn. Mình bị rối loạn lo âu và từng nghĩ đến bỏ việc để cân bằng lại cuộc sống, quan tâm nhiều hơn cho sức khỏe của bản thân. Mình có cân nhắc tìm kiếm một nơi làm việc có chế độ chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho nhân viên chu đáo hơn. Mình cũng đã đề xuất với bộ phận nhân sự nguyện vọng của bản thân, vì mình khá thích công việc và môi trường ở công ty hiện tại, chưa thật sự muốn nghỉ việc”.
Phương Uyên từng cân nhắc đến phương án nghỉ việc để dành thời gian cho bản thân. |
Với nhiều bạn trẻ, Covid-19 là thời điểm để đưa ra những quyết định khó về sự nghiệp. Trước loạt khó khăn trong công việc, họ nhận ra cần khoảng thời gian nghỉ ngơi để cân bằng cuộc sống hoặc tìm sở thích riêng. Một số khác cân nhắc việc tiếp tục gắn bó với công việc hiện tại vì những chính sách về phúc lợi không thực sự hấp dẫn và họ vẫn có nhiều con đường riêng để theo đuổi.
Khi tiền lương không là tất cả
Bức tranh nhân sự hậu Covid-19 đã tiết lộ sự thay đổi rõ rệt trong mong muốn của người lao động khi quyết định đồng hành với một công ty. Phương Anh (27 tuổi, phụ trách Quản lý khách hàng ở Hà Nội) đã mạnh dạn nghỉ việc sau 5 năm gắn bó với công ty. Phương Anh chia sẻ sau thời gian dài nỗ lực với công việc có áp lực lớn, điều cô quan tâm hiện nay là làm cách nào để duy trì cuộc sống cân bằng và tìm một nơi có thể đảm bảo những quyền lợi cho nhân viên để đầu quân.
Phương Anh cũng cho biết với kinh nghiệm đi làm, hiện nay ưu tiên hàng đầu của cô khi lựa chọn công ty không phải là lương thưởng. Phương Anh chia sẻ: “Yếu tố phúc lợi cho nhân viên như bảo hiểm, y tế… là thứ mình ưu tiên nhất. Lúc mới ra trường mình không quan tâm nhiều lắm, nhưng hiện tại cảm thấy khá quan trọng, nhất là khi mình đã đến tuổi kết hôn, sinh con, cần dùng đến các quyền lợi chăm sóc sức khỏe như thai sản. Ngoài ra, vấn đề quản lý bảo hiểm cũng nên đơn giản, thuận tiện để những người không chuyên như mình có thể theo dõi”.
Phương Anh ưu tiên yếu tố phúc lợi cho người lao động như y tế, bảo hiểm… khi tìm hiểu một công ty. |
Đức Nha cũng đặt các phúc lợi về sức khỏe cho nhân viên làm tiêu chí đầu tiên khi tìm công việc mới. Nha cho biết: “Sau đợt Covid-19, mình càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe hơn trước. Dịch không biết bao giờ mới dứt, mình mong muốn gắn bó lâu dài với công ty có thể đảm bảo các quyền lợi về sức khỏe cho người lao động trong những trường hợp bất ngờ. Được quan tâm về sức khỏe, nếu có chính sách tốt về lâu về dài là điều mình cân nhắc nếu quyết định đầu quân vào một doanh nghiệp”.
Sau giai đoạn dịch bệnh, người lao động kỳ vọng nhiều hơn vào chế độ phúc lợi của doanh nghiệp, các vấn đề sức khỏe được đặt lên hàng đầu. Để thu hút người trẻ trong bối cảnh ngày nay, nhà quản lý cần tìm hiểu kỹ nguyện vọng của từng cá nhân và đưa ra giải pháp phù hợp, giảm thiểu tình trạng nhân viên kiệt sức, thất thoát nhân tài. Trong đó, đảm bảo các quyền lợi bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe cho nhân viên là lợi thế lớn để doanh nghiệp thu hút người lao động gắn bó lâu dài.
“Pru-Gắn kết” là sản phẩm bảo hiểm mang lại trải nghiệm mới về phúc lợi chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại môi trường làm việc. Bên cạnh giúp nhân viên có quyền lợi được điều trị nội trú, ngoại trú, nha khoa, thai sản tại mạng lưới bệnh viện bảo lãnh viện phí, phòng khám khắp Việt Nam và một số nước Đông Nam Á, “Pru-Gắn kết” còn là giải pháp san sẻ tài chính cho người lao động khi có biến cố lớn ngoài mong muốn như tai nạn, thương tật.
Doanh nghiệp có thể linh hoạt thiết kế gói bảo hiểm phù hợp nguyện vọng, nhu cầu của nhân viên với mức chi phí hợp lý, giúp mối quan hệ giữa công ty và người lao động được gắn kết hơn.
Gói sản phẩm “Pru-Gắn kết” dự kiến được Prudential Việt Nam phân phối thông qua kênh đối tác ngân hàng trong thời gian tới. Độc giả quan tâm tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm tại đây.
Bình luận