So với các thế hệ trước, người trẻ Hàn Quốc có mức tăng thu nhập nhỏ hơn, sở hữu ít tài sản tài chính hơn và nợ nhiều hơn, theo Korea JoongAng Daily. Ảnh minh họa: Jean Chung/New York Times. |
Theo Ngân hàng Hàn Quốc, 4,47 triệu người Hàn Quốc đã tiến hành vay cùng lúc nhiều khoản vào cuối năm 2022, tăng 76.000 người so với một năm trước đó, Chosun llbo đưa tin.
Trong đó, số lượng thanh niên ở độ tuổi 20-39 tăng mạnh nhất - từ 65.000 lên 1,42 triệu người. Số người vay trên 60 tuổi cũng tăng thêm 40.000 người. Trong khi đó, nhóm 50-59 tuổi chỉ tăng 5.000 người và nhóm 40-49 tuổi giảm 34.000 người.
Xét trong quý III/2022, 31,1% trong số 4,47 triệu người Hàn Quốc nợ tiền từ 3 tổ chức tài chính trở lên dưới 30 tuổi. Bên cạnh đó, 3 trên 10 người Hàn Quốc dưới 30 tuổi đã vay tiền từ hơn 3 tổ chức tài chính sẽ có nhiều khả năng vỡ nợ khi lãi suất tăng.
Không sở hữu nhiều tài sản, người trẻ Hàn Quốc dễ rơi vào vòng xoáy đầu tư rủi ro cao với hy vọng đổi đời nhanh. Ảnh: Reuters. |
Nguyên nhân khiến số người vay nợ trẻ tuổi tăng trong 3 năm qua được cho là biến động của thị trường chứng khoán và tiền điện tử.
Tổng số dư khoản nợ của những người vay nhiều nguồn cùng lúc giảm từ 600,2 nghìn tỷ won (455,3 tỷ USD) vào cuối năm 2021 xuống 583,9 nghìn tỷ won (408,8 tỷ USD) sau một năm.
Tuy nhiên, khoản vay của những người ở độ tuổi 20 và 30 đã tăng 200 tỷ won (151,7 triệu USD) lên 157,4 nghìn tỷ won (119,4 tỷ USD) trong cùng khoảng thời gian.
Số nợ trung bình mà mỗi người vay có từ 3 chủ nợ trở lên vẫn đứng ở mức 130,50 triệu won/người vào cuối năm ngoái. Con số này nhiều hơn đáng kể so với mức 83,25 triệu won của những người vay thận trọng - chỉ nợ một hoặc hai ngân hàng.
Thậm chí, nhiều trong số người nợ tiền từ 3 tổ chức tài chính trở lên đang phải trả lãi suất cao vì họ không chỉ vay từ các ngân hàng lớn, mà còn từ nhiều nguồn khác.
Người trẻ Hàn Quốc không đủ khả năng chuẩn bị tương lai vì mức sinh hoạt phí ngày càng tăng. Ảnh minh họa: Kim Hong-ji/Reuters. |
Thực trạng bất bình đẳng trong thế hệ trẻ Hàn Quốc vốn đã trầm trọng. Cả hai nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở cùng độ tuổi 20 và 30 đều có mức gia tăng thu nhập hàng năm tương tự nhau, lần lượt là 12,8% và 12,6%.
Tuy nhiên, những người giàu nhất có tài sản tăng 11 triệu won, trong khi nhóm nghèo nhất chỉ có thể kiếm thêm 3 triệu won.
Theo Korea Herald, năm 2021, 20% người thuộc nhóm giàu nhất ở Hàn Quốc ở độ tuổi 20 và 30 nắm giữ trung bình 981,85 triệu won (764.442 USD), cao gấp 35,27 lần so với 20% người thuộc nhóm nghèo nhất.
Tiết kiệm tiền cũng là điều xa xỉ ở xứ kim chi. Theo báo cáo tiêu dùng tài chính năm 2023 do Viện Tài chính Hana công bố hôm 29/12/2022, 86% thu nhập trung bình hàng tháng của một hộ gia đình, tương đương 4,89 triệu won (3.800 USD), được dùng để chi trả các khoản cố định, bao gồm bảo hiểm và thanh toán thế chấp.
Do chỉ còn lại ít tiền sau khi trừ hết các khoản cố định, cứ 3 trên 10 người được hỏi không có mục tiêu tài chính. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở thế hệ MZ (Milennials và Gen Z), cho thấy rằng người trẻ không đủ khả năng chuẩn bị cho tương lai.
Khảo sát cũng cho thấy 8 trên 10 người Hàn Quốc đã đầu tư hoặc cân nhắc đầu tư vào tiền ảo - phản ánh sự bùng nổ đầu tư thị trường vài năm qua. Họ kỳ vọng thu được lợi nhuận đầu tư cao, nhưng cuối cùng phải dừng lại do thua lỗ phát sinh. 71,1% nhà đầu tư gánh chịu khoản lỗ hơn 10%, cao gấp 2,7 lần so với những người thu được lợi tức hơn 10%.
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.