Nhiều người mong muốn đối tác của họ phải kiếm được ít nhất 29.878 USD/năm. Ảnh minh họa: Anete Lusina/Pexels. |
Ngày nay, nhiều người Mỹ quan điểm rằng việc chia sẻ trung thực về vấn đề tiền bạc với nhau trước khi kết hôn là rất quan trọng. Họ cho rằng cả hai không nên tiến đến hôn nhân nếu không nói về nhu cầu, mục tiêu, kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai, theo Yahoo News.
Ngoài ra, một cuộc khảo sát do công ty Bread Financial thực hiện, cho thấy 64% các cặp vợ chồng nói rằng họ không tương thích với nhau về mặt tài chính do cách tiếp cận với vấn đề tiền nong khác nhau.
Những mối nguy hiểm về tài chính sau khi kết hôn được họ liệt kê là cờ bạc chiếm 67% và 28% đến từ tiền số.
Các đôi cũng muốn thảo luận với nhau về những vấn đề tiền, bao gồm các hóa đơn cần thanh toán đúng hạn, và yêu cầu cần có một người lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình.
Ngoài ra, cuộc khảo sát của công ty Western & Southern Financial Group, cho thấy cứ 3 cặp vợ chồng sẽ có một đôi đợi đến sau khi kết hôn mới nói về tiền bạc.
Lương là chủ đề lớn nhất mà họ ước mình đã đề cập đến nó sớm hơn. Trung bình những người được hỏi cho biết họ muốn đối tác của mình phải kiếm được ít nhất 29.878 USD/năm (khoảng 702 triệu đồng)
Đối với những người tham gia khảo sát, một trong những yếu tố cản trở lớn nhất khi họ quyết định đến với nhau là nợ cá nhân.
Nhiều người trẻ tại Mỹ đang ôm nợ vì hẹn hò. Ảnh minh họa: Cottonbro Studio/Pexels. |
Nhiều nghiên cứu chỉ ra chính việc hẹn hò đang khiến một số người Mỹ, cụ thể là thế hệ Millennials, lâm vào cảnh nợ nần. Nhiều người còn bị từ chối thanh toán bằng thẻ tín dụng vì không có khả năng chi trả.
Dasha Kennedy, chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân, cho biết các đôi yêu nhau nên trò chuyện về tiền bạc ngay từ buổi hẹn hò đầu tiên. Điều này nhằm giúp cả hai tìm hiểu xem họ có phù hợp với các thói quen, nhu cầu chi tiêu không trước khi bước vào mối quan hệ nghiêm túc.
Kennedy từng ly dị chồng sau khi cô nhận ra rằng họ không hợp nhau về việc quản lý tiền bạc. Vụ ly hôn đã để lại cho cô khoản nợ 25.000 USD và chuyên gia này từng phải mất 5 năm để phục hồi tài chính.
"Nếu chúng tôi bắt đầu nói chuyện nhiều hơn với nhau về tiền bạc, có lẽ cả hai đã sớm hiểu rằng mình không hợp nhau để tiến tới một mối quan hệ, chứ chưa cần nói đến việc kết hôn”, cô nói.
Cũng theo chuyên gia, rắc rối với tiền là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ly hôn tại Mỹ. Forbes gần đây cũng đã báo cáo có đến 37% cặp vợ chồng ly hôn vì các vấn đề tài chính.
Tiền bạc trở thành vấn đề được nhiều đôi yêu nhau tại Mỹ quan tâm. Ảnh minh họa: Andrea Piacquadio/Pexels. |
Theo chuyên gia, chúng ta không nhất thiết phải hỏi đối tác tiềm năng về mức lương hoặc điểm tín dụng của họ ngay buổi hẹn hò đầu tiên. Song, bạn có thể đưa ra những chủ đề chung chung hơn về tiền bạc để trao đổi.
“Theo nhiều cách có thể tìm hiểu cách nửa kia tư duy tiền bạc thế nào. Từ việc quyết định nơi hẹn hò đầu tiên, đến việc chia hóa đơn, tiền boa…”, Kennedy nói.
Khi đã tiến xa hơn trong một mối quan hệ, bạn có thể bắt đầu đặt những câu hỏi nghiêm túc hơn.
Ngoài ra, chuyên gia này cũng cảnh báo chúng ta nên chú ý một vài red flags khi người yêu đột nhiên vay số tiền lớn hoặc luôn che giấu các chi tiết về tình hình tài chính của bản thân.
"Red flags trong tài chính cá nhân là điều khá nguy hiểm, có thể họ đang mắc một số nợ lớn khi cố gắng hẹn hò. Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định trở thành một phần và san sẻ nợ nần với nhau", cô khẳng định.
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như hoang dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.