Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều phương án tuyển sinh, tăng cơ hội vào đại học

Nhiều phương thức tuyển sinh đồng nghĩa thí sinh có nhiều con đường để vào đại học. Song các em cần chọn phương thức phù hợp, và quan trọng hơn chọn ngành đúng đắn.

Ngày 30/6, ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) hoàn tất việc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bằng kết quả học bạ đợt 1. Từ 1/7, thí sinh có thể tra cứu kết quả tuyển sinh của mình.

Như vậy, nhiều em đã trúng tuyển và chỉ chờ tốt nghiệp THPT là có thể học lên đại học. Thi cử không còn là con đường duy nhất để học sinh tiếp tục theo đuổi việc học.

Cac phuong an tuyen sinh dai hoc anh 1

Thí sinh có thể vào đại học theo nhiều phương thức. Ảnh: UEF.

Xét tuyển học bạ lên ngôi

Những năm gần đây, việc tuyển sinh của các trường không còn chỉ phụ thuộc vào kỳ thi đại học. Nhiều phương thức tuyển sinh xuất hiện, cho cả trường lẫn thí sinh có thêm lựa chọn.

Đương nhiên, điểm từ kỳ thi tốt nghiệp THPT (các năm trước là THPT quốc gia) vẫn là căn cứ xét tuyển tại hầu hết đại học, với tỷ lệ chỉ tiêu khác nhau tùy theo trường xác định.

Phương thức xét tuyển học bạ cũng được nhiều trường lựa chọn. Đặc biệt năm nay, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, việc học của học sinh gián đoạn, kỳ thi bị lùi lại khoảng 1,5 tháng, phương thức này càng được ưu ái.

Việc xét tuyển học bạ cũng có nhiều hình thức. Hai hình thức phổ biến là xét kết quả học tập lớp 12 theo tổ hợp 3 môn và xét điểm trung bình 5 học kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12). Nhiều trường dành 30-50% tổng chỉ tiêu để tuyển sinh bằng kết quả học tập.

Ngoài ra, từ khi ĐH Quốc gia tổ chức thi Đánh giá năng lực, kỳ thi ngày càng tạo được uy tín với các trường đại học ở phía Nam.

Trong đợt tuyển sinh cho năm học 2020-2021, 65 trường (55 trường ngoài hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM) đăng ký sử dụng kết quả thi Đánh giá năng lực để xét tuyển.

Ngoài ra, các trường tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và riêng trường.

Một số trường tổ chức thêm kỳ thi riêng (chủ yếu năng khiếu, báo chí), kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT để lựa chọn thí sinh phù hợp.

Phương thức tuyển sinh và chỉ tiêu cho các phương thức được trường công bố trong đề án tuyển sinh, công khai trên website trường để thí sinh lựa chọn.

Ví dụ, năm nay, ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM tuyển 2.790 chỉ tiêu cho 25 ngành đào tạo, bằng 4 phương thức.

Trong đó, trường dành 60% tổng chỉ tiêu để xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp 3 môn được quy định cho từng ngành.

Phương thức xét tuyển theo kết quả đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM chiếm 5% tổng chỉ tiêu.

Còn lại, UEF dành 20% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn và 15% để xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 5 học kỳ.

Việc tuyển sinh bằng kết quả học tập THPT của trường được chia thành 8 đợt, kéo dài từ ngày 1/3 đến 30/9.

Cac phuong an tuyen sinh dai hoc anh 2

Bên cạnh lựa chọn phương thức tuyển sinh phù hợp, thí sinh cần cân nhắc để chọn đúng trường, ngành. Ảnh minh họa: Việt Hùng.

Lựa chọn phương thức tuyển sinh phù hợp

Theo quy định, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào một trường theo nhiều phương thức. Do đó, các em có nhiều con đường hơn để vào đại học nhưng vẫn cần lựa chọn phương thức phù hợp.

Trong đó, tốt nghiệp THPT là yêu cầu bắt buộc để học tiếp lên đại học. Điều này đồng nghĩa đa số thí sinh (trừ những trường hợp được đặc cách xét tốt nghiệp) phải tham gia kỳ thi trong tháng 8 tới.

Do đó, học sinh nên tận dụng kết quả từ kỳ thi để xét tuyển vào ngành, trường yêu thích. Các em có thể đăng ký số nguyện vọng không giới hạn nhưng chỉ trúng tuyển một nguyện vọng duy nhất. Sĩ tử nên lưu ý việc sắp xếp thứ tự ưu tiên.

Ngoài ra, xét tuyển học bạ là phương thức được các trường lựa chọn để đánh giá thí sinh qua cả quá trình học tập thay vì kết quả một kỳ thi.

Phương thức này giúp các em tự tin, tăng cơ hội trúng tuyển, giảm áp lực thi cử. Thí sinh có thể lựa chọn hình thức xét tuyển bằng tổ hợp điểm 3 môn lớp 12 hoặc kết quả học tập 5 học kỳ theo hướng có lợi hơn cho mình trong cuộc cạnh tranh vào đại học.

Phương thức xét tuyển vào kết quả thi Đánh giá năng lực cho thí sinh thêm con đường vào đại học. Song thí sinh có tâm lý không tốt, dễ chịu áp lực thi cử không nên chọn.

Ngoài ra, thí sinh cần xác định điều quan trọng không phải là đỗ đại học mà là trúng tuyển vào ngành, trường mình thực sự thích và đủ năng lực để theo đuổi.

ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) là đơn vị đồng hành cùng Zing thực hiện tuyến nội dung “Tiếp sức mùa thi 2020” nhằm cung cấp cho các sĩ tử hành trang thi cử trước thềm “vượt vũ môn”.

Năm 2020, UEF thu hút thí sinh xét tuyển bằng phương thức xét học bạ THPT và dành hơn 50 tỷ đồng mỗi năm để trao học bổng cho tân sinh viên các suất từ 25%, 50% đến 100% học phí.

Trường nổi bật với chương trình đào tạo song ngữ 50% thời lượng học tập tiếng Anh, học thực tế tại doanh nghiệp, trải nghiệm học kỳ quốc tế dành cho mọi sinh viên trúng tuyển bất kể phương thức nào. Thí sinh tham gia xét tuyển vào trường đăng ký tìm hiểu thông tin tại đây.

Bí quyết chọn phương thức xét tuyển, nâng cơ hội đỗ ngành yêu thích

Chuyên gia tư vấn tuyển sinh cho rằng việc đăng ký tham gia nhiều phương thức giúp thí sinh có lợi thế đáng kể, song các em cần đưa ra lựa chọn phù hợp.

Bách Linh

Bạn có thể quan tâm